Người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em khuyết tật là ông, bà, người thân thích khác không phải cha mẹ thì có cần văn bản ủy quyền của cha, mẹ không?
Trẻ em khuyết tật sẽ được quyền khai sinh khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Quyền tự do đi lại và quyền có quốc tịch
1. Các quốc gia thành viên phải công nhận quyền của người khuyết tật được tự do đi lại, tự do chọn khu vực cư trú và quyền có quốc tịch, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, bao gồm việc bảo đảm rằng người khuyết tật:
a. Có quyền nhận và thay đổi quốc tịch và không bị tước quốc tịch một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật;
b. Không bị tước đoạt, một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật, khả năng được cấp, sở hữu và sử dụng giấy tờ quốc tịch của họ hoặc giấy tờ căn cước khác, hoặc khả năng sử dụng những thủ tục thích hợp như thủ tục di trú có thể cần thiết để thực hiện quyền tự do đi lại một cách thuận lợi;
c. Tự do rời khỏi bất kỳ đất nước nào, kể cả đất nước của mình;
d. Không bị tước đoạt, một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật, quyền vào đất nước của chính mình.
2. Trẻ em khuyết tật được khai sinh ngay sau khi ra đời và ngay từ khi ra đời, có quyền có tên họ, quyền có quốc tịch và quyền được cha mẹ biết và chăm sóc, trong chừng mực tối đa có thể.
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền được khai sinh, khai tử
1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
2. Cá nhân chết phải được khai tử.
3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.
Theo đó, trẻ em khuyết tật có quyền được khai sinh ngay sau khi ra đời và ngay từ khi ra đời, có quyền có tên họ, quyền có quốc tịch và quyền được cha mẹ biết và chăm sóc, trong chừng mực tối đa có thể.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Trẻ em khuyết tật (Hình từ Internet)
Trong thời hạn bao nhiêu ngày phải đăng ký khai sinh cho trẻ em khuyết tật?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Như vậy, việc đăng ký khai sinh cho trẻ em khuyết tật phải được thực hiện trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh.
Người thực hiện sẽ là cha hoặc mẹ; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con là thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em khuyết tật.
Người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em khuyết tật là ông, bà, người thân thích khác không phải cha mẹ thì có cần văn bản ủy quyền của cha, mẹ không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định:
Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
Theo đó, người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em khuyết tật là ông, bà, người thân thích khác không phải cha mẹ thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?