Người đào bới trái phép tại các địa điểm khảo cổ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 50.000.000 đồng đúng không?
- Người đào bới trái phép tại các địa điểm khảo cổ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 50.000.000 đồng đúng không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt người đào bới trái phép tại các địa điểm khảo cổ không?
- Thời hiệu xử phạt người đào bới trái phép tại các địa điểm khảo cổ là bao lâu?
Người đào bới trái phép tại các địa điểm khảo cổ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 50.000.000 đồng đúng không?
Căn cứ khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 24 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về khai quật khảo cổ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh như sau:
Vi phạm quy định về khai quật khảo cổ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thăm dò, khai quật khảo cổ không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh không đúng nội dung quy hoạch, dự án và thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thăm dò, khai quật khảo cổ không có giấy phép;
b) Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh mà không có văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đào bới, trục vớt trái phép tại các địa điểm khảo cổ.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và hành vi đào bới trái phép tại các địa điểm khảo cổ quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
...
Theo quy định trên, người đào bới trái phép tại các địa điểm khảo cổ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Bên cạnh đó người vi phạm còn bị tịch thu tang vật vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Địa điểm khảo cổ (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt người đào bới trái phép tại các địa điểm khảo cổ không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo với mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do người đào bới trái phép tại các địa điểm khảo cổ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền xử phạt người này.
Thời hiệu xử phạt người đào bới trái phép tại các địa điểm khảo cổ là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP bổ sung cho Điều 3 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt người đào bới trái phép tại các địa điểm khảo cổ là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?