Người đang chấp hành hình phạt tù có thể đem kinh sách vào trong cơ sở giam giữ được hay không?
Người đang chấp hành hình phạt tù có thể đem kinh sách vào trong cơ sở giam giữ hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 6 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
Theo đó, người đang chấp hành hình phạt tù có quyền đem kinh sách vào trong cơ sở giam giữ.
Người đang chấp hành hình phạt tù có thể đem kinh sách vào trong cơ sở giam giữ được hay không? (Hình từ Internet)
Người đang chấp hành hình phạt tù cần đảm bảo những yêu cầu gì khi sử dụng kinh sách trong cơ sở giam giữ?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 162/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Luật
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là người bị quản lý, giam giữ) được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân và được thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật về nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là cơ sở quản lý, giam giữ).
2. Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ không được làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và không trái với quy định của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn cách thức quản lý kinh sách, thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ.
Như vậy, khi sử dụng kinh sách trong cơ sở giam giữ thì người đang chấp hành hình phạt tù cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và không trái với quy định của pháp luật có liên quan.
Cách thức quản lý kinh sách, thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người đang chấp hành hình phạt tù sẽ được Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn.
Kinh sách sẽ không được đưa vào sử dụng tại cơ sở giam giữ trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 9 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BCA quy định về những đồ vật cấm như sau:
Đồ vật cấm
...
9. Các loại thiết bị thông tin liên lạc cá nhân, phương tiện ghi âm, ghi hình.
10. Các loại sách, báo, ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài, tôn giáo, tín ngưỡng chưa qua kiểm duyệt; tranh, ảnh, phim, băng đĩa có nội dung mê tín dị đoan, phản động, đồi trụy; các loại bài lá, sách, báo, ấn phẩm, tài liệu (in, viết) gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý, giáo dục phạm nhân.
11. Các đồ vật khác có thể gây mất an ninh, an toàn cơ sở giam giữ, gây nguy hại cho bản thân phạm nhân và người khác, ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi trường hoặc để sử dụng vào mục đích đánh bạc.
Bên cạnh đó, tại khoản 9 Điều 4 Thông tư 184/2019/TT-BQP quy định về những đồ vật cấm như sau:
Đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ
...
8. Các loại giấy tờ: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh của lực lượng vũ trang, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận nghề, bằng cấp, chứng chỉ và các loại giấy tờ chứng nhận khác.
9. Các loại ấn phẩm: Sách, báo bằng tiếng nước ngoài chưa qua kiểm duyệt; các ấn phẩm về tôn giáo, tín ngưỡng không được phép lưu hành; tranh ảnh, phim, băng, đĩa có nội dung mê tín dị đoan, phản động, đồi trụy, gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý, giáo dục phạm nhân.
10. Tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, thẻ ATM, các loại thẻ thanh toán bằng hình thức điện tử.
...
Từ các quy định trên thì các loại kinh sách không được phép lưu hành hoặc chưa qua kiểm duyệt sẽ không được phép sử dụng tại cơ sở giam giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?