Người dân gặp khó khăn do bão YAGI có được giảm thuế TNCN không? Hồ sơ giảm thuế TNCN đối với người nộp thuế gặp khó khăn do bão Yagi?
Người dân gặp khó khăn do bão YAGI có được giảm thuế TNCN không?
Theo Điều 5 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về giảm thuế như sau:
Giảm thuế
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
Theo quy định trên, trường hợp người nộp thuế thu nhập cá nhân gặp khó khăn do bão YAGI ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì có thể được xem xét giảm thuế theo quy định pháp luật.
Mức giảm thuế TNCN tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
Người dân gặp khó khăn do bão YAGI có được giảm thuế TNCN không? Hồ sơ giảm thuế TNCN đối với người nộp thuế gặp khó khăn do bão Yagi? (hình từ internet)
Hồ sơ giảm thuế TNCN đối với người nộp thuế gặp khó khăn do bão Yagi?
Theo Điều 54 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định thủ tục hồ sơ giảm thuế đối với cá nhân gặp khó khăn do thiên tai ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế như sau:
Thủ tục hồ sơ giảm thuế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 Thông tư này
1. Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này. Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản;
c) Trường hợp thiệt hại về hàng hoá thì người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật;
d) Trường hợp thiệt hại về đất đai, hoa màu thì cơ quan tài chính có trách nhiệm xác định;
đ) Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây hỏa hoạn (nếu có);
e) Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục thiên tai, hỏa hoạn;
g) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này (nếu người nộp thuế đề nghị giảm thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công).
...
Như vậy, hồ sơ giảm thuế TNCN đối với người nộp thuế gặp khó khăn do bão Yagi bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị miễn giảm thuế Mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC: Tải về
(2) Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC: Tải về
Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.
(3) Trường hợp thiệt hại về hàng hoá thì người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật
- Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản
- Trường hợp thiệt hại về đất đai, hoa màu thì cơ quan tài chính có trách nhiệm xác định
(4) Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm
(5) Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục thiên tai
(6) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu người nộp thuế đề nghị giảm thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công). theo mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC Tải về
Ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, quy định đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm có như sau:
- Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định sau:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?