Người đảm nhận việc bảo vệ văn bản mật của cơ quan phải đáp ứng những điều kiện nào? Nội dung báo cáo trong công tác bảo vệ văn bản mật của cơ quan phải có những nội dung nào?
Người đảm nhận việc bảo vệ văn bản mật của cơ quan phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với người đảm nhận bảo vệ văn bản mật của cơ quan như sau:
"Điều 7. Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước
1. Văn phòng Trung ương và ban đảng; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phân công người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước tại văn phòng hoặc đơn vị hành chính, tổng hợp.
2. Các đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này; Tỉnh ủy, Thành ủy, Thị ủy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phân công người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước tại văn phòng hoặc đơn vị hành chính, tổng hợp.
3. Việc bố trí người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách, kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của lực lượng vũ trang, cơ yếu được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an.
4. Người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách và kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ tiêu chuẩn chính trị, có kiến thức pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ bí mật nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Có trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước; phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao.
5. Người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách, kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật."
Theo đó, người thực hiện công tác bảo vệ văn bản mật của cơ quan phải có:
- Phẩm chất đạo đức tốt, có đủ tiêu chuẩn chính trị, có kiến thức pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ bí mật nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước; phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao.
Người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách, kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Người đảm nhận việc bảo vệ văn bản mật của cơ quan phải đáp ứng những điều kiện nào? Nội dung báo cáo trong công tác bảo vệ văn bản mật của cơ quan phải có những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện chế độ báo cáo đối với công tác bảo vệ văn bản mật như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
"Điều 8. Chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này phải thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi quản lý gửi Bộ Công an để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo thời hạn như sau:
a) Báo cáo tổng kết năm năm một lần; báo cáo sơ kết một năm một lần;
b) Báo cáo đột xuất được thực hiện ngay sau khi phát hiện vụ lộ, mất bí mật nhà nước hoặc theo đề nghị của Bộ Công an;
c) Thời hạn chốt số liệu trong chế độ báo cáo hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
d) Thời hạn gửi báo cáo hằng năm: Thời hạn cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này gửi báo cáo định kỳ hằng năm cho Bộ Công an chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 của năm báo cáo.
..."
Theo đó, việc báo cáo công tác được thực hiện 02 lần trong năm: báo cáo tổng kết năm năm một lần; báo cáo sơ kết một năm một lần.
Trường hợp thông tin của văn bản mật bị lộ thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thực hiện báo cáo đột xuất ngay xau khi phát hiện thông tin bị lộ.
Thời hạn chốt số liệu trong chế độ báo cáo hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
Thời hạn gửi báo cáo hằng năm: Thời hạn cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này gửi báo cáo định kỳ hằng năm cho Bộ Công an chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 của năm báo cáo.
Nội dung báo cáo trong công tác bảo vệ văn bản mật của cơ quan phải có những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định về nội dung báo cáo của công tác bảo vệ văn bản mật như sau:
"Điều 8. Chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước
...
2. Nội dung báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước
a) Phân tích, đánh giá tình hình liên quan đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Kết quả thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước; ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện;
c) Tình hình, số liệu các vụ lộ, mất bí mật nhà nước; nguyên nhân và việc xử lý, khắc phục hậu quả;
d) Dự báo tình hình; dự kiến công tác trọng tâm bảo vệ bí mật nhà nước và đề xuất, kiến nghị.
..."
Như vậy, nội dung báo cáo công tác bảo vệ văn bản mật phải đảm bảo có những nội dung theo quy định vừa nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?