Người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp nào?
- Có những mức độ nào trong việc đánh giá người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước?
- Người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước muốn được đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí gì?
- Người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp nào?
Có những mức độ nào trong việc đánh giá người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ Điều 47 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về việc phân loại đánh giá đối với người đại diện như sau:
Phân loại đánh giá
Người đại diện được đánh giá hàng năm và được phân loại theo 03 mức độ: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định thì có 03 mức độ phân loại đánh giá đối với người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
(1) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
(2) Hoàn thành nhiệm vụ;
(3) Không hoàn thành nhiệm vụ.
Có những mức độ nào trong việc đánh giá người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước? (Hình từ Internet)
Người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước muốn được đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí gì?
Căn cứ Điều 49 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ đối với người đại diện như sau:
Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ
Người đại diện được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ khi đạt được tất cả các tiêu chí sau:
1. Các tiêu chí được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 48 Quy chế này.
2. Hoàn thành từ 70% trở lên nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan.
Đồng thời, căn cứ Điều 48 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Người đại diện được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đạt được tất cả các tiêu chí sau:
1. Hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, đảm bảo thời gian và chất lượng công việc.
2. Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ cương, kỷ luật; nội quy, quy chế của đơn vị.
3. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực.
Như vậy, theo quy định, người đại diện muốn được đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ thì cần đáp ứng tất cả các tiêu chí sau đây:
(1) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ cương, kỷ luật; nội quy, quy chế của đơn vị.
(2) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực.
(3) Hoàn thành từ 70% trở lên nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan.
Người đại diện tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 50 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ đối với người đại diện như sau:
Tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ
Người đại diện được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ khi vi phạm một trong các tiêu chí sau:
1. Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
2. Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định;
3. Vi phạm kỷ cương, kỷ luật; nội quy, quy chế của đơn vị.
Như vậy, theo quy định thì người đại diện sẽ bị đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ khi vi phạm một trong các tiêu chí sau đây:
(1) Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
(2) Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định;
(3) Người đại diện vi phạm kỷ cương, kỷ luật; nội quy, quy chế của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?