Người đại diện có thể tham dự Hội nghị chủ nợ theo ủy quyền của chủ nợ hay không? Thời hạn triệu tập hội nghị là bao nhiêu ngày và thực hiện khi nào?
Hội nghị chủ nợ được triệu tập tại thời điểm nào và trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 75 Luật Phá sản 2014 quy định về việc triệu tập Hội nghị chủ nợ như sau:
Triệu tập và gửi thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ
1. Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 của Luật này.
2. Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ và tài liệu khác có liên quan phải được gửi cho người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 77 và Điều 78 của Luật này, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc Hội nghị. Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ phải ghi rõ thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị chủ nợ, chương trình, nội dung Hội nghị chủ nợ.
3. Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ, tài liệu gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này.
Kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ thì Thẩm phán Tòa án có trách nhiệm triệu tập Hội nghị chủ nợ trong thời hạn 20 ngày.
Trường hợp doanh nghiệp được Toà án nhân dân tiến hành tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 105 Luật Phá sản 2014 thì không cần thực hiện triệu tập Hội nghị phá sản theo quy định định nêu trên.
Người đại diện có thể tham dự Hội nghị chủ nợ theo ủy quyền của chủ nợ hay không?
Căn cứ Điều 76 Luật Phá sản 2014 quy định về nguyên tắc tiến hành Hội nghị chủ nợ như sau:
Nguyên tắc tiến hành Hội nghị chủ nợ
1. Tôn trọng thỏa thuận của người tham gia thủ tục phá sản nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
2. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản.
3. Công khai trong việc tiến hành Hội nghị chủ nợ.
Bên cạnh đó, tại Điều 77 Luật Phá sản 2014 quy định về quyền của chủ nợ kho tham gia Hội nghị chủ nợ như sau:
Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ
Những người sau đây có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ:
1. Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
2. Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền; trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
3. Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
Việc tiến hành Hội nghị chủ nợ dựa trên nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của người tham gia thủ tục phá sản nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Ngoài ra, pháp luật cũng cho phép chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ thay mình.
Theo đó, nếu có thỏa thuận bằng văn bản hợp pháp về việc ủy quyền thì chủ nợ có thể giao cho người đại diện thay mình tham dự hội nghị; người đại diện được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ.
Người đại diện có thể tham dự Hội nghị chủ nợ theo ủy quyền của chủ nợ hay không? (Hình từ Internet)
Chủ nợ không tham dự Hội nghị chủ nợ cũng không thực hiện ủy quyền thì có thể gửi văn bản nêu ý kiến cho Thẩm phán hay không?
Căn cứ Điều 79 Luật Phá sản 2014 quy định về điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ như sau:
Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ
1. Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.
Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.
Dẫn chiếu Điều 83 Luật Phá sản 2014 quy định về nghị quyết của Hội nghị chủ nợ như sau:
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
1. Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra Nghị quyết trong đó có một trong các kết luận sau:
a) Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật này;
b) Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
...
Như vậy, trong trường hợp chủ nợ không thể tham dự Hội nghị chủ nợ cũng không thực hiện ủy quyền cho người khác tham dự thì có thể gửi ý kiến của mình bằng văn bản cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về một trong những nội dung sau:
- Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp;
- Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?