Người đã hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ giải cứu con tin thì có đủ tiêu chuẩn công nhận liệt sĩ không?
Người đã hy sinh trong quá trình giải cứu con tin có đủ tiêu chuẩn công nhận liệt sĩ không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện tiêu chuẩn công nhận liệt sĩ như sau:
"Điều 14. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận liệt sĩ
...
3. Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh được xác định như sau:
a) Nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập có tính chất nguy hiểm trong các trường hợp sau: bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; trong huấn luyện chiến đấu, diễn tập của lực lượng: không quân, hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển, đặc công, trinh sát đặc nhiệm, cảnh sát cơ động, đặc nhiệm.
b) Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh có tính chất nguy hiểm khi: chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; thực hiện nhiệm vụ của kiểm ngư, cảnh sát biển; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; rà phá, xử lý, tiêu hủy bom mìn, vật liệu nổ; nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm, bảo quản, vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ, vũ khí, đạn dược; xây dựng công trình ngầm quốc phòng, an ninh."
Theo đó, với trường hợp chồng bạn là người đã hy sinh trong lúc thực hiện nhiệm vụ giải cứu con tin (Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh có tính chất nguy hiểm) nên chồng bạn đủ điều kiện, tiêu chuẩn được công nhận liệt sĩ.
Người đã hy sinh trong quá trình giải cứu con tin có đủ tiêu chuẩn công nhận liệt sĩ không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thủ tục công nhận liệt sĩ được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 15, Điều 18 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 15. Trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phát hiện hoặc lưu trữ các thông tin, tài liệu liên quan đến người hy sinh chưa được công nhận liệt sĩ có trách nhiệm cung cấp tới cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này làm căn cứ lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ.
Điều 18. Hồ sơ, thủ tục công nhận liệt sĩ
1. Người khi hy sinh đang thuộc quân đội, công an quản lý thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm:
a) Hướng dẫn về quy trình lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ theo quy định.
b) Có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định trong thời gian không quá 50 ngày kể từ ngày cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh xác lập, hoàn thiện các giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định này.
2. Người khi hy sinh không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ thực hiện như sau:
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 16 Nghị định này.
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các khoản 3, 4 Điều 16 Nghị định này trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh theo Mẫu số 34 Phụ lục I Nghị định này; có văn bản kèm theo các giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định này chuyển đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định này trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh; có văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và gửi văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Trong thời gian 40 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm thẩm định, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.
b) Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận quyết định cấp bằng, có trách nhiệm in, chuyển Văn phòng Chính phủ đóng dấu Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển hồ sơ kèm bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” đến cơ quan đề nghị thẩm định để chuyển về cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh.
4. Cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” kèm hồ sơ, có trách nhiệm:
a) Thông báo cho thân nhân của liệt sĩ (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ) và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đại diện thân nhân liệt sĩ thường trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trao Bằng “Tổ quốc ghi công”.
Trường hợp không còn thân nhân thì tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, bàn giao Bằng “Tổ quốc ghi công” về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi liệt sĩ thường trú trước khi hy sinh.
b) Bàn giao hồ sơ kèm bản sao quyết định cấp Bằng về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ."
Thân nhân của liệt sĩ có được trao tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” và được hưởng trợ cấp hàng tháng không?
Theo khoản 2; khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi cho người có công với Cách mạng 2020 quy định chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ như sau;
"Điều 16. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ
...
2. Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.
3. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên;
b) Vợ hoặc chồng liệt sĩ.
..."
Theo đó, thân nhân của liệt sĩ được hưởng trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” (Trong trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần). Và trường hợp chị nếu chồng được công nhận là liệt sĩ thì sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?