Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra chỉ được ban hành quyết định kiểm tra trong công tác quản lý thị trường khi có căn cứ nào?
- Việc kiểm tra trong công tác quản lý thị trường có bắt buộc phải có quyết định bằng văn bản không?
- Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra chỉ được ban hành quyết định kiểm tra trong công tác quản lý thị trường khi có căn cứ nào?
- Quyết định kiểm tra trong công tác quản lý thị trường phải ghi rõ những nội dung chính nào?
- Nội dung kiểm tra của quyết định kiểm tra trong công tác quản lý thị trường phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Việc kiểm tra trong công tác quản lý thị trường có bắt buộc phải có quyết định bằng văn bản không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Ban hành quyết định kiểm tra
1. Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy Việc kiểm tra trong công tác quản lý thị trường phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra chỉ được ban hành quyết định kiểm tra trong công tác quản lý thị trường khi có căn cứ nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Ban hành quyết định kiểm tra
...
2. Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra chỉ được ban hành quyết định kiểm tra khi có căn cứ quy định tại Điều 20 Pháp lệnh Quản lý thị trường.
...
Và căn cứ theo Điều 20 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định như sau:
Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra
1. Quyết định kiểm tra định kỳ, quyết định kiểm tra chuyên đề được ban hành căn cứ vào kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành và không quá một lần trong một năm về cùng nội dung đối với một đối tượng kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra định kỳ và chuyên đề được gửi cho đối tượng được kiểm tra và cơ quan, tổ chức có liên quan ngay sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.
2. Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được thẩm tra, xác minh, bao gồm: từ phương tiện thông tin đại chúng; từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;
b) Có đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ;
c) Có yêu cầu kiểm tra bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra chỉ được ban hành quyết định kiểm tra trong công tác quản lý thị trường khi có căn cứ sau:
- Có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được thẩm tra, xác minh, bao gồm: từ phương tiện thông tin đại chúng; từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;
- Có đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ;
- Có yêu cầu kiểm tra bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Quyết định kiểm tra trong công tác quản lý thị trường phải ghi rõ những nội dung chính nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định như sau:
Quyết định kiểm tra
1. Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh này.
2. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra;
b) Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra;
c) Họ, tên cá nhân, tên tổ chức, địa điểm kiểm tra;
d) Nội dung kiểm tra;
đ) Thời hạn kiểm tra;
e) Họ, tên, chức vụ của Trưởng Đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra;
g) Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.
3. Quyết định kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề phải được tổ chức thực hiện trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra đột xuất phải được tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành.
Như vậy quyết định kiểm tra trong công tác quản lý thị trường phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra;
- Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra;
- Họ, tên cá nhân, tên tổ chức, địa điểm kiểm tra;
- Nội dung kiểm tra;
- Thời hạn kiểm tra;
- Họ, tên, chức vụ của Trưởng Đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra;
- Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.
Nội dung kiểm tra của quyết định kiểm tra trong công tác quản lý thị trường phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Ban hành quyết định kiểm tra
...
3. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ những nội dung chính quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh Quản lý thị trường. Nội dung kiểm tra của quyết định kiểm tra phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Đúng phạm vi kiểm tra được quy định tại Điều 17 Pháp lệnh Quản lý thị trường;
b) Đúng thẩm quyền, địa bàn hoặc lĩnh vực kiểm tra được giao;
c) Đúng đối tượng, nội dung kiểm tra ghi trong kế hoạch kiểm tra hoặc phương án kiểm tra đã được phê duyệt hoặc ban hành theo quy định tại Thông tư này hoặc đúng đối tượng, nội dung về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư này.
...
Như vậy nội dung kiểm tra của quyết định kiểm tra trong công tác quản lý thị trường phải đảm bảo các yêu cầu được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?