Người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không nộp đơn thì có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không?
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không?
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải có những nội dung gì?
- Người có nghĩa vụ nộp đơn nhưng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không?
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không?
Người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Phá sản 2014 như sau:
Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
...
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
....
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Người có nghĩa vụ nộp đơn nhưng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không? (Hình từ Internet)
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải có những nội dung gì?
Căn cứ Điều 28 Luật Phá sản 2014 về đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:
+ Ngày, tháng, năm;
+ Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Tên, địa chỉ của người làm đơn;
+ Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì + kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;
+ Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;
+ Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
+ Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).
+ Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Người có nghĩa vụ nộp đơn nhưng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không?
Tại khoản 5 Điều 28 Luật Phá sản 2014 quy định về đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán như sau:
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
...
5. Những người theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của Luật này không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp có thiệt hại phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra thì phải bồi thường.
...
Theo quy định nêu trên, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu họ không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Ngoài ra, họ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?