Người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không thực hiện bồi thường một lần thì xử lý như thế nào?
- Người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không thực hiện bồi thường một lần thì xử lý như thế nào?
- Trong thời hạn bao lâu kể từ ngày ra quyết định về bồi thường thiệt hại phải gửi cho người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại để thi hành?
- Ai có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không thực hiện bồi thường một lần thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về thực hiện bồi thường, tạm hoãn thực hiện bồi thường như sau:
Thực hiện bồi thường, tạm hoãn thực hiện bồi thường
1. Người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phải thực hiện bồi thường một lần trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định về bồi thường thiệt hại.
Trường hợp số tiền bồi thường không thể nộp một lần thì sau khi trừ phần đã nộp ngay, số tiền còn lại được trả dần trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày có quyết định về bồi thường thiệt hại. Nếu người có nghĩa vụ bồi thường không đủ khả năng bồi thường thì phải trừ 20% (hai mươi phần trăm) tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
...
Theo đó, người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phải thực hiện bồi thường một lần trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định về bồi thường thiệt hại.
Trường hợp số tiền bồi thường không thể nộp một lần thì sau khi trừ phần đã nộp ngay, số tiền còn lại được trả dần trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày có quyết định về bồi thường thiệt hại.
Nếu người có nghĩa vụ bồi thường không đủ khả năng bồi thường thì phải trừ 20% (hai mươi phần trăm) tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
Người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không thực hiện bồi thường một lần thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Trong thời hạn bao lâu kể từ ngày ra quyết định về bồi thường thiệt hại phải gửi cho người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại để thi hành?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về ra quyết định về bồi thường thiệt hại như sau:
Ra quyết định về bồi thường thiệt hại
...
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về bồi thường thiệt hại, người có thẩm quyền ra quyết định bồi thường thiệt hại phải gửi cho người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại để thi hành.
5. Trường hợp người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu trước ngày ra quyết định về việc bồi thường thiệt hại thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
Như vậy, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về bồi thường thiệt hại, người có thẩm quyền ra quyết định bồi thường thiệt hại phải gửi cho người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại để thi hành.
Trường hợp người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu trước ngày ra quyết định về việc bồi thường thiệt hại thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo quy định.
Ai có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại như sau:
Thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước nơi xảy ra lãng phí có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.
3. Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước nơi xảy ra lãng phí có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các đối tượng trên vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.
Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?