Người có hành vi xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có bị phạt tù hay không
- Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Người có hành vi xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có bị phạt tù hay không?
- Pháp nhân thương mại xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Theo khoản 7 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về các hành vi phạm về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi
...
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi;
b) Xây dựng nhà ở, cầu, kè, nơi sản xuất và các công trình kiên cố khác không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Lập bến bãi, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
...
Theo đó, xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đây là mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm (Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP).
Trong trường hợp tổ chức có hành vi xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân, tức là từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP).
Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Người có hành vi xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có bị phạt tù hay không?
Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 238 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 60 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), người có hành vi xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt như sau:
- Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 303 Bộ luật Hình sự 2015) đối với người có hành vi xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi dẫn đến hậu quả như sau:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
+ Hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%
+ Hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người có hành vi xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người có hành vi xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi:
+ Làm chết 02 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
Pháp nhân thương mại xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Theo khoản 5 Điều 238 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 60 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), pháp nhân thương mại xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt như sau:
- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng (trường hợp không thuộc quy định tại Điều 303 Bộ luật Hình sự 2015) khi gây hậu quả như sau:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
+ Hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%
+ Hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng khi:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm khi:
+ Làm chết 02 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
- Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn khi:
+ Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra (áp dụng trong một hoặc một số lĩnh vực)
+ Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội (đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động).
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?