Người có Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hết hiệu lực thì có được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư?
- Người có Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hết hiệu lực thì có được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư?
- Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hiệu lực trong thời hạn bao lâu?
- Thí sinh tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có trách nhiệm gì?
Người có Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hết hiệu lực thì có được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư?
Đối tượng được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 10/2021/TT-BTP như sau:
Người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
1. Người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư bao gồm:
a) Người hoàn thành thời gian tập sự theo quy định của Luật Luật sư và Thông tư này;
b) Người không đạt yêu cầu kiểm tra trong các kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư trước đó;
c) Người có Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hết hiệu lực.
2. Những người sau đây không đủ điều kiện tham dự kiểm tra:
a) Người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này mà vẫn đăng ký tập sự;
b) Người có hành vi khai gian dối trong hồ sơ tham dự kiểm tra;
c) Người đăng ký tập sự lại khi chưa hết 01 năm, kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ việc tập sự hành nghề luật sư từ 03 tháng đến 06 tháng có hiệu lực hoặc chưa hết 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư có hiệu lực.
...
Theo quy định trên thì người có Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hết hiệu lực thuộc đối tượng được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Như vậy, trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư của anh đã hết hiệu lực thì anh vẫn được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Người có Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hết hiệu lực thì có được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hiệu lực trong thời hạn bao lâu?
Hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 10/2021/TT-BTP như sau:
Người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
...
3. Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi đăng ký tập sự lập danh sách, đề nghị cho tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đối với những trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
4. Người đạt yêu cầu kiểm tra được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận, người đạt yêu cầu kiểm tra không đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thì phải tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Thông tư này.
5. Người không đạt yêu cầu trong 03 kỳ kiểm tra kết quả tập sự thì không được tham dự kiểm tra và phải đăng ký tập sự lại theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hiệu lực trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Lưu ý: Sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận, người đạt yêu cầu kiểm tra không đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thì phải tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Thí sinh tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có trách nhiệm gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 10/2021/TT-BTP thì thí sinh tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có trách nhiệm:
(1) Có mặt đúng giờ quy định và xuất trình giấy tờ chứng minh về nhân thân trước khi vào phòng kiểm tra;
(2) Ngồi đúng số báo danh, giữ trật tự trong phòng kiểm tra;
(3) Kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in khi nhận đề kiểm tra; nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với giám thị trong phòng kiểm tra, chậm nhất 10 phút tính từ thời điểm phát đề kiểm tra;
(4) Chỉ được sử dụng loại giấy kiểm tra được phát, ghi đầy đủ các mục quy định trong giấy kiểm tra, chỉ được dùng một loại mực có màu xanh hoặc màu đen, không được dùng các loại mực màu khác, mực nhũ, mực phản quang, bút chì, bút xóa, bút dạ và các ký hiệu trong bài kiểm tra;
(5) Chỉ được viết thống nhất một kiểu chữ trong bài kiểm tra;
(6) Ngừng làm bài ngay khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài;
(7) Chỉ được ra khỏi phòng kiểm tra trong trường hợp cần thiết khi được phép của giám thị và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát;
Việc ra khỏi phòng kiểm tra, khu vực kiểm tra của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cho tới khi hết giờ làm bài của buổi kiểm tra và do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định;
(8) Chấp hành nội quy, quy chế kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?