Người chứng kiến trong tố tụng hình sự là ai? Người chứng kiến phải giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến?
Người chứng kiến trong tố tụng hình sự là ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người chứng kiến như sau:
Người chứng kiến
1. Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
2. Những người sau đây không được làm người chứng kiến:
a) Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;
c) Người dưới 18 tuổi;
d) Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.
...
Như vậy, người chứng kiến trong tố tụng hình sự là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng.
Lưu ý: Những người sau đây không được làm người chứng kiến trong tố tụng hình sự:
- Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;
- Người dưới 18 tuổi;
- Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.
Người chứng kiến trong tố tụng hình sự là ai? Người chứng kiến phải giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến? (hình từ internet)
Người chứng kiến phải giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến?
Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người chứng kiến như sau:
Người chứng kiến
...
3. Người chứng kiến có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
c) Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến;
d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến;
đ) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.
4. Người chứng kiến có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;
c) Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;
d) Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;
đ) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Như vậy, người chứng kiến có nghĩa vụ giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến.
Phải có mặt người chứng kiến khi tiến hành kê biên tài sản không?
Căn cứ theo Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về kê biên tài sản như sau:
Kê biên tài sản
...
4. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt những người:
a) Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;
b) Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;
c) Người chứng kiến.
Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của những người quy định tại điểm a khoản này liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho người được quy định tại điểm a khoản này sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
Như vậy, phải có mặt người chứng kiến khi tiến hành kê biên tài sản trong tố tụng hình sự.
Lưu ý: Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên.
Ý kiến, khiếu nại của những người quy định tại điểm a khoản này liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho người được quy định tại điểm a khoản này sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ theo Thông tư 69/2024 thế nào?
- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì? Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp?
- Mẫu đơn đề nghị kiểm tra kiến thức phát luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo Thông tư 65/2024 thế nào?
- Tiền thuốc chữa bệnh cho học sinh trường giáo dưỡng là bao nhiêu? Chế độ ăn của học sinh trường giáo dưỡng như thế nào?
- 3 mẫu hợp đồng xây dựng theo Thông tư 02 là mẫu hợp đồng giữa những ai theo quy định pháp luật?