Người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình thì gia đình có trách nhiệm giám sát thế nào?
- Người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình thì gia đình có trách nhiệm giám sát thế nào?
- Người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có quyền và nghĩa vụ thế nào?
- Trường hợp nào người chưa thành niên bị chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong thời gian áp dụng biện pháp?
Người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình thì gia đình có trách nhiệm giám sát thế nào?
Người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình thì gia đình có trách nhiệm giám sát thế nào? (Hình từ Internet)
Về trách nhiệm giám sát được quy định tại Điều 44 Nghị định 120/2021/NĐ-CP như sau:
Phối hợp giám sát người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Trách nhiệm của gia đình người chưa thành niên:
a) Quản lý, giám sát người chưa thành niên;
b) Quan tâm, tạo điều kiện cho người chưa thành niên được đi học, tham gia các chương trình học tập, dạy nghề khác, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
c) Định kỳ hằng tháng báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình quản lý, giám sát người chưa thành niên;
d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công phối hợp giám sát thực hiện kế hoạch giám sát người chưa thành niên.
2. Tổ chức được phân công phối hợp giám sát có trách nhiệm phân công người trực tiếp phối hợp với gia đình để quản lý, giám sát người chưa thành niên.
3. Cá nhân được tổ chức phân công, cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao trách nhiệm phối hợp giám sát phải phối hợp cùng với gia đình người chưa thành niên thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch để giám sát người chưa thành niên. Kế hoạch phối hợp giám sát gồm các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ giám sát cụ thể, thời hạn thực hiện và phải được gửi cho tổ chức được phân công phối hợp giám sát và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Giới thiệu tham gia các chương trình học tập, hướng nghiệp, dạy nghề, tìm việc làm; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng được tổ chức tại địa phương;
c) Giúp đỡ, động viên người chưa thành niên sửa chữa sai phạm.
Theo đó trường hợp này gia đình có trách nhiệm như sau:
- Quản lý, giám sát người chưa thành niên;
- Quan tâm, tạo điều kiện cho người chưa thành niên được đi học, tham gia các chương trình học tập, dạy nghề khác, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
- Định kỳ hằng tháng báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình quản lý, giám sát người chưa thành niên;
- Phối hợp với tổ chức, cá nhân được phân công phối hợp giám sát thực hiện kế hoạch giám sát người chưa thành niên.
Người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có quyền và nghĩa vụ thế nào?
Tại Điều 45 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Quyền của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
a) Được học tập, sinh hoạt tại nơi cư trú;
b) Không bị phân biệt đối xử;
c) Được tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
d) Được các cơ sở giáo dục xem xét, tiếp nhận học tập;
đ) Được áp dụng các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật;
e) Được vắng mặt tại nơi cư trú hoặc thay đổi nơi cư trú theo quy định;
g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và các hành vi hành chính khác trong quá trình chấp hành quyết định.
2. Nghĩa vụ của người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
a) Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Tích cực học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy định của địa phương nơi cư trú;
c) Chịu sự giáo dục, quản lý, giám sát của gia đình, nhà trường và người được phân công phối hợp giám sát.
Trường hợp nào người chưa thành niên bị chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong thời gian áp dụng biện pháp?
Tại Điều 46 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong thời gian áp dụng biện pháp
1. Người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình ra quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp và xử lý như sau:
a) Nếu hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình phải ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này đối với người chưa thành niên bị xác định là nghiện ma túy.
Việc cai nghiện cho người chưa thành niên nghiện ma túy thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.
Theo trường hợp người chưa thành niên bị chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình trong thời gian áp dụng biện pháp gồm:
- Đang được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm.
- Bị xác định là nghiện ma túy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?