Người chưa thành niên đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp trẻ em khi thuộc trường hợp nào?
- Người chưa thành niên được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp trẻ em khi thuộc trường hợp nào?
- Cơ sở trợ giúp trẻ em có nhiệm vụ trong tiếp nhận người chưa thành niên vào cơ sở trợ giúp trẻ em như thế nào?
- Cơ sở trợ giúp trẻ em có phải phân công người trực tiếp giúp đỡ người chưa thành niên được tiếp nhận vào cơ sở không?
Người chưa thành niên được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp trẻ em khi thuộc trường hợp nào?
Người chưa thành niên được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp trẻ em (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 55/2015/TT-BLĐTBXH thì cơ sở trợ giúp trẻ em gồm:
- Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp;
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật, trung tâm công tác xã hội.
Tại Điều 2 Thông tư 55/2015/TT-BLĐTBXH quy định các đối tượng được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp trẻ em bao gồm:
Người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định là đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được tiếp nhận vào cơ sở thuộc một trong các trường hợp sau:
- Trong thời gian lập hồ sơ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Đã có quyết định không bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền hoặc đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có nguyện vọng ở lại cơ sở.
Trong đó người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định là người thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không xác định được nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú;
- Có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống tại đó và thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định.
Cơ sở trợ giúp trẻ em có nhiệm vụ trong tiếp nhận người chưa thành niên vào cơ sở trợ giúp trẻ em như thế nào?
Nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp trẻ em khi tiếp nhận người chưa thành niên vào cơ sở trợ giúp trẻ em được quy định tại Điều 3 Thông tư 55/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
- Tiếp nhận, quản lý, giáo dục và trợ giúp đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư 55/2015/TT-BLĐTBXH.
- Cử đại diện tham gia cuộc họp tư vấn để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Phân công nhân viên công tác xã hội hoặc người có kinh nghiệm quản lý, giáo dục người chưa thành niên trực tiếp trợ giúp đối tượng.
- Tạo điều kiện cho đối tượng được đi học, tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương.
- Phối hợp với trung tâm công tác xã hội và các cơ quan, đơn vị liên quan để xác minh địa chỉ, người thân của đối tượng để trợ giúp đối tượng hòa nhập cộng đồng.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tại cộng đồng trong việc quản lý, giáo dục và trợ giúp đối tượng.
- Tổ chức quản lý đối tượng phù hợp với nhiệm vụ của cơ sở.
Cơ sở trợ giúp trẻ em có phải phân công người trực tiếp giúp đỡ người chưa thành niên được tiếp nhận vào cơ sở không?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 55/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nhiệm vụ của cơ sở
...
3. Phân công nhân viên công tác xã hội hoặc người có kinh nghiệm quản lý, giáo dục người chưa thành niên trực tiếp trợ giúp đối tượng.
Theo đó, cơ sở trợ giúp trẻ em có nhiệm vụ phân công nhân viên công tác xã hội hoặc người có kinh nghiệm quản lý, giáo dục người chưa thành niên làm người trực tiếp giúp đỡ người chưa thành niên được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp trẻ em.
Nhiệm vụ của người được phân công trực tiếp giúp đỡ người chưa thành niên được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp trẻ em được quy định tại Điều 4 Thông tư 55/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
- Thu thập thông tin về đối tượng và gia đình.
- Đánh giá đặc điểm tâm sinh lý, thể chất và nhu cầu trợ giúp của đối tượng.
- Xây dựng và trình người đứng đầu cơ sở phê duyệt kế hoạch quản lý, giáo dục và trợ giúp đối tượng, gồm:
+ Mục tiêu quản lý, giáo dục và trợ giúp đối tượng;
+ Nội dung hoạt động quản lý, giáo dục và trợ giúp đối tượng, gồm:
Phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng;
Giáo dục về kỹ năng sống, hướng nghiệp;
Hỗ trợ đối tượng tham gia các chương trình học tập phù hợp;
Tư vấn, trị liệu tâm lý;
Tìm gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng (nếu có);
Hỗ trợ dạy nghề, việc làm;
Kết nối cá nhân, gia đình, cộng đồng và các tổ chức để trợ giúp đối tượng hòa nhập cộng đồng;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, giáo dục và trợ giúp đối tượng;
+ Theo dõi, đánh giá và đề xuất điều chỉnh, bổ sung kế hoạch (nếu cần thiết);
+ Thời gian thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?