Người chưa thành niên có được nhận tặng cho quyền sử dụng đất và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Người thành niên có được nhận tặng cho quyền sử dụng đất không?
Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch của người chưa thành niên như sau:
"Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý."
Căn cứ khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân:
"Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự."
Theo đó, các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Trong trường hợp của anh/chị, bé mới 16 tuổi nếu anh/chị đồng ý cho bé nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ông bà thì bé có thể tham gia giao dịch này.
Tải về mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất 2023: Tại Đây
Quyền sử dụng đất (hình Internet)
Người chưa thành niên có được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT sửa đổi bởi khoản 4 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định về nội dung thông tin của người sử dụng đất:
"Điều 5. Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận
1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:
a) Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”."
Như vậy, các nội dung thông tin của người có quyền sử dụng đất ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có quy định trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”.
Theo đó, không có quy định về độ tuổi tối thiểu được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nên con chị vẫn có thể đứng tên được.
Thủ tục nhận tặng cho quyền sử dụng đất của người chưa thành niên như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy đinh về việc công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất:
"Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
...
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã."
Căn cứ khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định về đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
"Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
...
6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế."
Như vậy, để nhận tặng cho quyền sử dụng đất thì người tặng cho và người nhận tặng cho cần thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho xong. Sau khi công chứng, chứng thực xong hợp đồng tặng cho thì phải trong vòng 30 ngày phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?