Người cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích thì có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không?
- Người cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích thì có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không?
- Người cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích không?
Người cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích thì có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 61/2016/NĐ-CP về các trường hợp chứng chỉ hành nghề bị thu hồi như sau:
Thu hồi Chứng chỉ hành nghề
1. Chứng chỉ hành nghề bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích không đúng với phạm vi cho phép của Chứng chỉ hành nghề;
b) Không tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, về xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
c) Cho người khác thuê, mượn hoặc sử dụng Chứng chỉ hành nghề;
d) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa Chứng chỉ hành nghề;
đ) Các trường hợp bị thu hồi khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã cấp Chứng chỉ hành nghề thông báo Quyết định thu hồi đến tổ chức, cá nhân vi phạm, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Cá nhân bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề chỉ được xem xét cấp Chứng chỉ hành nghề sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề sau khi bị thu hồi được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.
Theo quy định trên, người cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.
Tu bổ di tích (Hình từ Internet)
Người cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 22 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích như sau:
Vi phạm quy định về chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
...
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích mà không có chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định;
b) Sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của người khác;
c) Sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn;
d) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
...
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
...
Theo đó, người cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích không?
Căn cứ khoản 1 Điều 71 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
...
Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo với mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do người cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?