Người chấp hành án phạt quản chế không trình diện và báo cáo với UBND cấp xã theo quy định bị phạt thế nào?
Người chấp hành án phạt quản chế không trình diện và báo cáo với UBND cấp xã theo quy định bị phạt thế nào?
Người chấp hành án phạt quản chế có nghĩa vụ mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng phải trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 114 Luật Thi hành án hình sự 2019.
Mức xử phạt đối với hành vi không trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật được căn cứ theo điểm q khoản 2 Điều 14 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm các quy định về việc chấp hành các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh, áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản hoặc có hành vi vi phạm đến biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế khác theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm các quy định về việc chấp hành biện pháp tạm giữ, tạm giam; vi phạm các quy định về việc chấp hành hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản, trục xuất.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người được hoãn chấp hành án phạt tù không có mặt theo yêu cầu triệu tập của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không chấp hành việc bàn giao của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cho Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không chấp hành việc báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Người được hưởng án treo không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Người được hưởng án treo không cam kết việc chấp hành án;
e) Người được hưởng án treo không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm; không thực hiện báo cáo việc chấp hành án;
g) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã;
h) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không cam kết việc chấp hành án;
i) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện báo cáo việc chấp hành án;
k) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm;
l) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ;
m) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quyết định của cơ quan thi hành án hình sự;
n) Người chấp hành án phạt quản chế không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định của pháp luật;
o) Người chấp hành án phạt quản chế không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế mà không có lý do chính đáng;
p) Người chấp hành án phạt quản chế không cam kết việc chấp hành án;
q) Người chấp hành án phạt quản chế không trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;
r) Người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã;
s) Người chấp hành án phạt cấm cư trú không cam kết việc chấp hành án;
t) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không trình diện Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi cư trú sau khi được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
u) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không cam kết chấp hành nghĩa vụ;
v) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã;
x) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm;
y) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, nếu người chấp hành án phạt quản chế không trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không trình diện và báo cáo với UBND cấp xã theo quy định là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật được căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật là 01 năm.
Người chấp hành án phạt quản chế không trình diện và báo cáo với UBND cấp xã theo quy định bị phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Người chấp hành án phạt quản chế còn có những nghĩa vụ nào?
Người chấp hành án phạt quản chế còn có những nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
- Chịu sự kiểm soát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhân dân địa phương; không được tự ý rời khỏi nơi quản chế;
- Có mặt tại địa điểm quy định khi Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng;
- Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật và quy định của chính quyền địa phương; tích cực lao động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội;
- Trường hợp được phép đi khỏi nơi quản chế, người chấp hành án phạt quản chế phải khai báo tạm vắng; trình diện, xuất trình giấy phép, làm thủ tục đăng ký tạm trú, lưu trú với Công an cấp xã nơi đến theo quy định; trở về nơi quản chế đúng thời hạn và trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?