Người cao tuổi được ủy nhiệm chăm sóc theo hợp đồng thì có thể được đến viện dưỡng lão để ở không?
- Người cao tuổi được ủy nhiệm chăm sóc theo hợp đồng thì có thể được đến viện dưỡng lão để ở không?
- Hồ sơ, thủ tục tiếp nhận người cao tuổi được ủy nhiệm chăm sóc theo hợp đồng đến viện dưỡng lão ở thế nào?
- Ai là người có thẩm quyền tiếp nhận người cao tuổi được ủy nhiệm chăm sóc theo hợp đồng đến viện dưỡng lão ở?
Người cao tuổi được ủy nhiệm chăm sóc theo hợp đồng thì có thể được đến viện dưỡng lão để ở không?
Người cao tuổi được ủy nhiệm chăm sóc theo hợp đồng thì có thể được đến viện dưỡng lão để ở không, căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Luật Người cao tuổi 2009 quy định:
Uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi
1. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không có điều kiện trực tiếp chăm sóc người cao tuổi thì uỷ nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, nhưng phải được người cao tuổi đồng ý.
Việc uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi được thực hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ giữa người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ.
2. Cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ được uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi có trách nhiệm thực hiện đầy đủ cam kết theo hợp đồng dịch vụ với người uỷ nhiệm.
3. Người cao tuổi có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng thay đổi cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ được uỷ nhiệm chăm sóc mình.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 5 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định:
Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội)
...
3. Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.
5. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
b) Người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Viện dưỡng lão cũng là một cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định pháp luật.
Theo quy định thì đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc.
Cho nên người cao tuổi được ủy nhiệm chăm sóc theo hợp đồng thì có thể tự nguyện đến sống ở viện dưỡng lão nếu như có nhu cầu.
Người cao tuổi được ủy nhiệm chăm sóc theo hợp đồng thì có thể được đến viện dưỡng lão để ở không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ, thủ tục tiếp nhận người cao tuổi được ủy nhiệm chăm sóc theo hợp đồng đến viện dưỡng lão ở thế nào?
Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội được quy định khoản 4 Điều 27 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
...
4. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng tự nguyện, bao gồm:
a) Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của đối tượng.
Thủ tục tiếp nhận theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định:
Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
...
3. Thủ tục quyết định tiếp nhận đối với đối tượng tự nguyện thực hiện theo quy định sau đây:
Đối tượng tự nguyện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội với người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
Theo đó hồ sơ tiếp nhận bao gồm:
+ Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội theo mẫu.
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người cao tuổi.
Người cao tuổi tự nguyện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội với người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
Ai là người có thẩm quyền tiếp nhận người cao tuổi được ủy nhiệm chăm sóc theo hợp đồng đến viện dưỡng lão ở?
Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
1. Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở.
...
Như vậy, thẩm quyền tiếp nhận người cao tuổi được ủy nhiệm chăm sóc theo hợp đồng đến viện dưỡng lão ở là do người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?
- Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?