Người buôn lậu xăng dầu thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên có bắt buộc bị xử phạt tù hay không?
- Người buôn lậu xăng dầu thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên có bắt buộc bị xử phạt tù hay không?
- Thời hiệu thi hành bản án đối với người bị kết án phạt tù về tội buôn lậu xăng dầu là bao nhiêu năm?
- Trong trường hợp nào người bị kết án phạt tù về tội buôn lậu xăng dầu có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Người buôn lậu xăng dầu thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên có bắt buộc bị xử phạt tù hay không?
Theo Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định khung hình phạt đối với người buôn lậu xăng dầu thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên như sau:
Khung 01: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
- Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Khung 02: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
Như vậy, nếu người buôn lậu xăng dầu thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên đến dưới 1 tỷ đồng sẽ được xếp vài tội buôn lậu và không bắt buộc xử phạt tù mà có thể bị phạt tiền từ 1.5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng.
Ngoài ra, người phạm tội buôn lậu xăng dầu còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người buôn lậu xăng dầu thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên có bắt buộc bị xử phạt tù hay không? (Hình từ Internet)
Thời hiệu thi hành bản án đối với người bị kết án phạt tù về tội buôn lậu xăng dầu là bao nhiêu năm?
Theo khoản 2 Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu thi hành bản án như sau:
Thời hiệu thi hành bản án
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, thời hiệu thi hành bản án đối với người bị kết án phạt tù về tội buôn lậu xăng dầu được xác định như sau:
- Đối với các trường hợp xử phạt phạt tù từ 7 năm đến 15 năm thì thời hiệu thi hành bản án là 10 năm.
- Đối với các trường hợp xử phạt tù từ 12 năm đến 20 năm thì thời hiệu thi hành bản án là 15 năm.
Trong trường hợp nào người bị kết án phạt tù về tội buôn lậu xăng dầu có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Theo Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các trường hợp người bị kết án phạt tù về tội buôn lậu xăng dầu có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:
Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?