Người biểu diễn là ai? Người biểu diễn nào chỉ được hưởng quyền nhân thân khi được bảo hộ quyền liên quan?
Người biểu diễn là ai?
Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan được quy định tại Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi điểm b khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan
1. Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).
2. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu quyền liên quan quy định tại Điều 44 của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).
4. Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng).
Như vậy, người biểu diễn là diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Người biểu diễn là ai? Người biểu diễn nào chỉ được hưởng quyền nhân thân khi được bảo hộ quyền liên quan? (hình từ internet)
Người biểu diễn nào chỉ được hưởng quyền nhân thân khi được bảo hộ quyền liên quan? Quyền nhân thân của người biểu diễn gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Quyền của người biểu diễn được quy định tại Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Quyền của người biểu diễn
1. Người biểu diễn có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn theo quy định của Luật này.
Trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn thì người biểu diễn được hưởng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều này; chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn được hưởng các quyền tài sản quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Quyền nhân thân bao gồm:
a) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;
b) Bảo vệ sự toàn vẹn của hình tượng biểu diễn không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
...
Như vậy, người biểu diễn không đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn thì chỉ được hưởng quyền nhân thân.
Theo đó, quyền nhân thân của người biểu diễn bao gồm:
- Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của hình tượng biểu diễn không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
Lưu ý: Tại khoản 3 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022
Quyền tài sản của người biểu diễn bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền sau đây:
- Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
- Phát sóng, truyền đạt đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình của mình theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
- Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao bản định hình cuộc biểu diễn của mình dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 .
- Cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc, bản sao cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trong bản ghi âm, ghi hình, kể cả sau khi được phân phối bởi người biểu diễn hoặc với sự cho phép của người biểu diễn;
- Phát sóng, truyền đạt đến công chúng bản định hình cuộc biểu diễn của mình, bao gồm cả cung cấp đến công chúng bản định hình cuộc biểu diễn theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn.
Quyền của người biểu diễn được bảo hộ bao nhiêu năm?
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định tại Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan
1. Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.
3. Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
4. Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.
Như vậy, quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?