Người biểu diễn có quyền được nêu tên khi biểu diễn, phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn không?

Xin chào Thư Viện Pháp Luật, tôi là diễn viên không được nổi tiếng lắm, được mời để làm người biểu diễn cho một tác phẩm nghệ thuật dân gian. Tuy nhiên, tôi không được nêu tên khi biểu diễn và khi phát sóng cuộc biểu diễn. Nơi mời tôi đi biểu diễn làm như vậy có đúng không? Nếu không thì họ bị xử lý như thế nào? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Tổ chức, cá nhân nào được bảo hộ quyền liên quan? Các đối tượng quyền liên quan nào được bảo hộ?

Theo Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan bao gồm:

- Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).

- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.

- Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).

- Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng).

Theo Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ bao gồm:

- Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;

+ Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;

+ Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;

+ Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;

+ Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;

+ Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;

+ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này với điều kiện không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.

Người biểu diễn có quyền được nêu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn không?

Người biểu diễn có quyền được nêu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn không?

Người biểu diễn có những quyền gì?

Theo Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì quyền của người biểu diễn được quy định như sau:

- Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.

- Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

+ Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

- Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

+ Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;

+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;

+ Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;

+ Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền quy định tại khoản 3 Điều này phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong trường hợp pháp luật không quy định.

Như vậy, người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn. Do đó, được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn là quyền của người biểu diễn.

Hành vi xâm phạm quyền giới thiệu tên của người biểu diễn bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 21 Nghị định 131/2013/NĐ-CP thì hành vi xâm phạm quyền được giới thiệu tên của người biểu diễn bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nêu tên hoặc nêu không đúng tên người biểu diễn trên bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh người biểu diễn để biểu diễn tác phẩm.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc buộc sửa lại đúng tên người biểu diễn đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

+ Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Như vậy, đối với hành vi không nêu tên người biểu diễn trên bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền được giới thiệu tên của người biểu diễn còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.


Người biểu diễn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người biểu diễn là ai? Người biểu diễn nào chỉ được hưởng quyền nhân thân khi được bảo hộ quyền liên quan?
Pháp luật
Quyền nhân thân của người biểu diễn bao gồm những quyền nào? Người biểu diễn có được chuyển nhượng các quyền nhân thân của mình không?
Pháp luật
Người biểu diễn có quyền được nêu tên khi biểu diễn, phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn không?
Người biểu diễn có được phép cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc cuộc biểu diễn đã được định hình?
Người biểu diễn có được phép cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc cuộc biểu diễn đã được định hình?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người biểu diễn
Trần Huỳnh Thu Thảo Lưu bài viết
2,277 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người biểu diễn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người biểu diễn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào