Người bị thi hành án bị cơ quan thi hành ánh cưỡng chế kê biên nhà thì giải quyết như thế nào? Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thi hành án?
Người bị thi hành án bị cơ quan thi hành án cưỡng chế kê biên nhà thì giải quyết như thế nào?
Về việc làm thế nào khi người bị thi hành án bị cơ quan thi hành án đuổi ra khỏi nhà (em hiểu trường hợp này là người bị thi hành án bị cơ quan thi hành án cưỡng chế kê biên nhà), em xin có ý kiến tư vấn như sau:
Trong trường hợp người bị thi hành án có căn cứ cho rằng quyết định thi hành án hoặc quá trình thực hiện thi hành án là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị thi hành án có quyền khiếu nại đến cơ quan/người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 140 Luật thi hành án dân sự 2008 như sau:
- Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Thời hiệu khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên như sau:
+ Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;
+ Đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong toả tài khoản là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định;
Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;
+ Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;
+ Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó.
Trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn khiếu nại.
Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thi hành án?
Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thi hành án?
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án được quy định tại Điều 142 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
“Điều 142. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
c) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giải quyết đối với các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
b) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên cơ quan thi hành án cấp quân khu.
6. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu;
b) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành.
7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại điểm b khoản 6 Điều này."
Còn trong trường hợp người bị thi hành án không có căn cứ cho rằng quyết định thi hành án hoặc quá trình thực hiện thi hành án là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì phải có nghĩa vụ thi hành cưỡng chế theo quy định.
Những trường hợp khiếu nại nào không được thụ lý giải quyết?
Những trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết được quy định tại Điều 141 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
- Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
- Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
- Thời hiệu khiếu nại đã hết.
- Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến của cán bộ tiền khởi nghĩa được xác định như thế nào?
- Vụ án dân sự là gì? Thẩm phán có quyền quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử và tham gia xét xử vụ án dân sự không?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được ban hành trong trường hợp nào?
- Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi nào? Nguyên tắc áp dụng tập quán giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng?
- Chứng quyền có bảo đảm do ai phát hành? Được mở bao nhiêu tài khoản phòng ngừa rủi ro chứng quyền có bảo đảm?