Người bị tạm giữ, tạm giam có bị hạn chế quyền tự do cư trú không? Công dân có những quyền tự do cư trú nào?
Quyền tự do cư trú của công dân được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020 định nghĩa khái niệm cư trú như sau:
2. Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).
Căn cứ Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định nơi cư trú của công dân như sau:
Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Theo đó, căn cứ khoản 8, khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 định nghĩa khái niệm nơi thường trú, nơi tạm trú như sau:
8. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;
9. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Căn cứ Điều 23 Hiến pháp 2013 quy định về quyền tự do cư trú của công dân như sau:
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Như vậy, công dân có quyền tự do cư trú. Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân.
Người bị tạm giữ, tạm giam có bị hạn chế quyền tự do cư trú không? Công dân có những quyền tự do cư trú nào?
Công dân thực hiện quyền tự do cư trú như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Luật Cư trú 2020 quy định các quyền của công dân về cư trú như sau:
- Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
- Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.
- Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.
- Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật
Ngoài ra, công dân cũng phải thực hiện các nghĩa vụ sau về cư trú, được quy định tại Điều 9 Luật Cư trú 2020 như sau:
Nghĩa vụ của công dân về cư trú
1. Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.
3. Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Như vậy, Nhà nước trao quyền nhưng cũng đồng thời yêu cầu công dân phải thực hiện các nghĩa vụ sau về cư trú. Nếu không thực hiện đúng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Người bị tạm giữ, tạm giam có bị hạn chế quyền tự do cư trú không?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 4 Luật Cư trú 2020 quy định về việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân như sau:
Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân
...
2. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
...
Như vậy, người bị tạm giữ, tạm giam thuộc một trong những trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú của công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?