Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có được quyền khởi kiện vụ án hành chính hay không?
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có được quyền khởi kiện vụ án hành chính hay không?
Theo quy định tại Điều 115 Luật Tố tụng hành chính 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 như sau:
Quyền khởi kiện vụ án
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.
3. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.
Và theo quy định tại khoản 3 Điều 117 Luật Tố tụng hành chính 2015 như sau:
Thủ tục khởi kiện
...
3. Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
4. Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện
...
Như vậy, đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện để khởi kiện vụ án hành chính.
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có được quyền khởi kiện vụ án hành chính hay không? (Hình từ Internet)
Người đại diện hợp pháp của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau:
Đại diện theo pháp luật của cá nhân
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, người đại diện hợp pháp của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là các đối tượng sau:
- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người giám hộ đối với người được giám hộ là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người do Tòa án chỉ định;
Những nội dung chính phải có trong đơn khởi kiện vụ án hành chính là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 thì những nội dung chính cần phải có trong đơn khởi kiện vụ án hành chính bao gồm:
(1) Ngày, tháng, năm làm đơn;
(2) Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
(3) Tên, địa chỉ; số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
(4) Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
(5) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
(6) Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;
(7) Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?