Người bị hại đánh lại người phạm tội và gây thương tích 26% trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Bố tôi và ông hàng xóm tranh chấp đất xây tường rào. Ngày 20/05, ông hàng xóm gây gổ, dùng dùi cui điện đánh, đập vào mặt khiến bố tôi sợ hãi bỏ chạy. Ông ấy vẫn tiếp tục đuổi đánh. Trên đường bỏ chạy, thấy khúc gỗ to bên đường, bố tôi cầm lấy và chống trả. Toàn bộ sự việc có hàng xóm chứng kiến, can ngăn và quay lại hình ảnh. Bố tôi bị tổn hại 12%, còn ông hàng xóm 26%. Xin cho tôi hỏi, bố tôi và người hàng xóm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Hành vi dùng dùi cui điện tấn công người khác gây thương tích 12% thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

Theo đó, về hành vi của ông hàng xóm dùng dùi cui điện tấn công bố bạn và gây thương tích 12%, thì trong Bộ luật có quy định người nào dùng hung khí nguy hiểm cố ý gây thương tích hoặc cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người bị hại đánh lại người phạm tội và gây thương tích 26% trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Người bị hại đánh lại người phạm tội và gây thương tích 26% trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Có được khởi tố đối với người có hành vi dùng dùi cui điện tấn công người khác gây thương tích không?

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định chỉ khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 134 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật này thì bố của bạn phải làm yêu cầu khởi tố thì cơ quan điều tra mới có căn cứ để khởi tố và điều tra với ông hàng xóm.

Như vậy, theo các quy định trên thì bố bạn có thể yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố người hàng xóm có hành vi tấn công bố bạn gây thương tích.

Người bị hại đánh lại người phạm tội và gây thương tích 26% trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tại Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Theo đó, về việc bố bạn đánh lại ông hàng xóm và gây thương tích 26% trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Tuy nhiên, nếu như chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Hành vi dùng khúc gỗ to để đánh lại, chống trả ông hàng xóm của bố bạn có thể coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định trên.

Tuy nhiên, Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì bị phạt tiền 5.000.000 đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Trong trường hợp này, hành vi của bố bạn nếu được xác định là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhưng tỷ lệ thương tật gây ra cho ông hàng xóm dưới 31% nên bố bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phòng vệ chính đáng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bảo vệ cho chính bản thân mới được xem là phòng vệ chính đáng?
Pháp luật
Thế nào là phòng vệ chính đáng? Vi phạm kỷ luật Quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng có được miễn trách nhiệm kỷ luật?
Pháp luật
Khi nào được xem là phòng vệ chính đáng? Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì đi tù bao lâu?
Pháp luật
Trường hợp đang mang thai nhưng vì phòng vệ mà giết người thì đi tù bao nhiêu năm? Đây có được xem là phòng vệ chính đáng không?
Pháp luật
Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết trong Bộ luật Hình sự giống và khác nhau như thế nào?
Pháp luật
Tự vệ hợp pháp là gì? Những đồ vật nào khi mang theo người được coi là đồ tự vệ hợp pháp theo quy định?
Pháp luật
Người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng làm chết 02 người bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp cố ý gây thương tích do hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Có được xem là phòng vệ chính đáng khi đáp trả lại hành động tấn công của người khác dẫn tới việc người đó bị thương không?
Pháp luật
Người bị hại đánh lại người phạm tội và gây thương tích 26% trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Cá nhân vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Có thể hiểu thế nào là hành vi phòng vệ chính đáng vượt quá mức cần thiết?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng vệ chính đáng
9,167 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng vệ chính đáng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng vệ chính đáng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào