Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có được mang theo tài sản của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam không?
- Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có được mang theo tài sản của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam không?
- Trường hợp người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất cố tình không nhận quyết định xử phạt thì sao?
- Được áp dụng các biện pháp quản lý nào đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất?
Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có được mang theo tài sản của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam không?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền:
a) Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành;
b) Được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền;
c) Được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh;
d) Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Nghĩa vụ của người bị trục xuất:
a) Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
d) Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có);
đ) Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có được mang theo tài sản của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam không?
Trường hợp người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất cố tình không nhận quyết định xử phạt thì sao?
Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Cơ quan Công an, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; đồng thời, có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ có liên quan, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất để thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với trường hợp người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất cố tình không nhận quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định, gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam.
3. Cá nhân là người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
4. Việc thi hành Quyết định áp dụng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp được quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này
Đối với trường hợp người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất cố tình không nhận quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định, gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam.
Được áp dụng các biện pháp quản lý nào đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất?
Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất) đề xuất với Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp quản lý đối với người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
2. Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất bị áp dụng biện pháp quản lý trong những trường hợp sau:
a) Khi có căn cứ cho rằng, nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
b) Để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.
4. Việc áp dụng biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam phải được ghi rõ trong Quyết định áp dụng biện pháp quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất, bao gồm những nội dung sau:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu/giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị áp dụng biện pháp quản lý;
d) Biện pháp quản lý (ghi rõ biện pháp quản lý cụ thể);
đ) Hiệu lực của Quyết định áp dụng biện pháp quản lý; thời hạn áp dụng quyết định quản lý; phạm vi, địa điểm áp dụng việc hạn chế đi lại (đối với biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này); nơi ở bắt buộc của người bị áp dụng biện pháp quản lý (đối với biện pháp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này); lý do tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu (đối với biện pháp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này);
e) Họ, tên, chữ ký của người ra quyết định;
g) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định.
5. Việc chỉ định chỗ ở của người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện như sau:
a) Lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý;
b) Tại cơ sở lưu trú khác do Bộ Công an chỉ định.
6. Việc áp dụng biện pháp lưu trú đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý, chỉ định được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất không có hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực, hộ chiếu, các giấy tờ thay thế hộ chiếu...);
b) Không có nơi cư trú hoặc hết thời hạn cư trú;
c) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
đ) Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định trục xuất;
e) Mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế;
g) Người mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi;
h) Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
7. Không được sử dụng nhà tạm giữ người theo thủ tục hành chính, nhà tạm giữ hình sự, trại tạm giam, trại giam để quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất bao gồm:
- Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
- Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
- Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?