Người bệnh được khâu nối cơ thắt hậu môn khi nào và ai là người thực hiện? Đứt cơ thắt hậu môn có thể gây ra tình trạng gì?

Cho hỏi rằng đứt cơ thắt hậu môn có thể gây ra tình trạng gì? Bên cạnh đó thì người bệnh được khâu nối cơ thắt hậu môn khi nào? Căn cứ pháp lý ra sao, xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Minh đến từ Long An. Mong được phản hồi sớm.

Đứt cơ thắt hậu môn có thể gây ra tình trạng gì?

Khâu nối cơ thắt hậu môn là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.

Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Khâu nối cơ thắt hậu môn ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

KHÂU NỐI CƠ THẮT HẬU MÔN
I. ĐẠI CƯƠNG
Đứt cơ thắt hậu môn có thể gây ra mất tự chủ hậu môn. Đây là hậu quả của các phẫu thuật can thiệp vào hệ thống cơ thắt như là phẫu thuật điều trị rò hậu môn và chấn thương (do đẻ đường dưới, do vết thương). Phẫu thuật bao gồm khâu nối cơ thắt, tái tạo lại vùng hậu môn, tầng sinh môn.
...

Như vậy, đứt cơ thắt hậu môn có thể gây ra mất tự chủ hậu môn. Đây là hậu quả của các phẫu thuật can thiệp vào hệ thống cơ thắt như là phẫu thuật điều trị rò hậu môn và chấn thương (do đẻ đường dưới, do vết thương).

Phẫu thuật bao gồm khâu nối cơ thắt, tái tạo lại vùng hậu môn, tầng sinh môn.

Người bệnh được khâu nối cơ thắt hậu môn khi nào?

Căn cứ theo Mục II Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Khâu nối cơ thắt hậu môn ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

KHÂU NỐI CƠ THẮT HẬU MÔN
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Mất tự chủ hậu môn do đứt cơ thắt sau phẫu thuật, chấn thương hay do vết thương.
Khi các vết thương ở hậu môn - tầng sinh môn đã ổn định, ít nhất 4 tháng sau chấn thương hay phẫu thuật lần cuối.
- Người bệnh tỉnh táo, minh mẫn, thần kinh chi phối hệ thống cơ thắt còn nguyên vẹn và hoạt đọng tốt.

Theo đó, khâu nối cơ thắt hậu môn sẽ được chỉ định cho người bệnh trong trường hợp:

- Mất tự chủ hậu môn do đứt cơ thắt sau phẫu thuật, chấn thương hay do vết thương.

Khi các vết thương ở hậu môn - tầng sinh môn đã ổn định, ít nhất 4 tháng sau chấn thương hay phẫu thuật lần cuối.

- Người bệnh tỉnh táo, minh mẫn, thần kinh chi phối hệ thống cơ thắt còn nguyên vẹn và hoạt đọng tốt.

Khâu nối cơ thắc hậu môn

Khâu nối cơ thắc hậu môn (Hình từ Internet)

Khâu nối cơ thắt hậu môn người thực hiện sẽ là ai?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục IV Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Khâu nối cơ thắt hậu môn ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

KHÂU NỐI CƠ THẮT HẬU MÔN
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên tiêu hóa hay ngoại chung được đào tạo chuyên sâu hoặc có chứng chỉ về phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng - tầng sinh môn.
2. Phương tiện:
- Đèn chiếu sáng tốt, ánh sáng lạnh.
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hậu môn: Có ông soi hậu môn, van hậu môn, que thăm dò, dao điện, máy hút, panh, kéo, kẹp phẫu tích,…
- Các loại chỉ khâu, thuốc bôi trơn (vaselin), oxy già, xanh metylen,…
- Bàn phẫu thuật: Thường dặt được người bệnh tư thế phụ khoa, bàn có thể xoay được các tư thế.
- Bàn để dụng cụ: nên có 2 bàn (bàn để dụng cụ chung và bàn để dụng cụ cần thiết trong khi mổ đặt trước mặt phẫu thuật viên 50cmX30cm).
3. Người bệnh:
Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ tình trạng bệnh tại chỗ và tình trạng chung của người bệnh, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê tê giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
Giải đáp những khúc mắc của người bệnh về bệnh tật, về phẫu thuật,…trong phạm vi cho phép.
- Tối hôm trước ngày phẫu thuật:
Thụt tháo sạch phân, có thể thụt thuốc tẩy như Fleet,…Không cần tẩy sạch như phẫu thuật đại trực tràng.
Dùng thuốc an thần như seduxen 5mg X 1 viên, uống lúc 20 giờ.
- Cạo lông quanh hậu môn: nên thực hiện trên bàn phẫu thuật sau khi gây tê vùng hoặc gây mê.
- Ngày phẫu thuật: nhịn ăn, uống, đi tiểu trước khi lên bàn mổ.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hoàn thành các thủ tục hành chính theo qui định. Người bệnh và gia đình ghi hồ sơ như đã nêu ở mục 3 trên đây (ghi rõ đã được giải thích rõ ràng và hiểu về những điều bác sỹ giải thích nêu trên).
- Hoàn thiện đầy đủ các bước khám lâm sàng, cận lâm sàng cần thiết để có chẩn đoán xác định bệnh (tùy thuộc các phương tiện, cơ sở y tế). Đánh giá tình trạng toàn thân như tuổi, cơ địa, những bệnh mãn tính nặng phối hợp có ảnh hưởng tới cuộc phẫu thuật, trong thời kỳ hậu phẫu. Đánh giá khả năng phẫu thuật để chuẩn bị cho cuộc mổ diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
- Đối với các thủ thuật đơn giản hơn (ví dụ lấy máu cục do trĩ tắc mạch, người bệnh có thể thực hiện thủ thuật và ra về ngay trong ngày. Hay người bệnh phải mổ cấp cứu như áp xe cạnh hậu môn) thì các bước chuẩn bị có thể rút gọn đơn giản hơn, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
- Lưu ý: cần chuẩn bị đại tràng sạch như mổ đại trực tràng.
5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút

Theo đó, ở bước chuẩn bị thì người thực hiện sẽ là phẫu thuật viên tiêu hóa hay ngoại chung được đào tạo chuyên sâu hoặc có chứng chỉ về phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng - tầng sinh môn.

Phẫu thuật Tiêu hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có cắt ruột thừa bằng phương pháp nội soi được hay không? Cần lưu ý những gì trước và sau khi cắt ruột thừa nội soi?
Pháp luật
Khâu vết thương thực quản là gì? Khâu vết thương thực quản sẽ được chỉ định cho người bệnh trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khâu vết thương thực quản có các bước tiến hành như thế nào? Khâu vết thương thực quản chống chỉ định trong trường hợp nào?
Pháp luật
Dẫn lưu áp xe trung thất là gì? Dẫn lưu áp xe trung thất được chỉ định đối với người bệnh trong trường hợp nào?
Pháp luật
75 tuổi có được cắt tạo hình lại thực quản bằng dạ dày đường bụng không? Cắt tạo hình lại thực quản bằng dạ dày đường bụng sẽ có các bước tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực là gì? Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực chỉ định khi nào?
Pháp luật
Mở ngực thăm dò là gì? Có được thực hiện kỹ thuật mở ngực thăm dò khi người bệnh bị chấn thương tim hay không?
Pháp luật
Không thể thực hiện lấy dị vật thực quản đường bụng trong trường hợp nào? Ai là người thực hiện lấy dị vật và quy trình các bước kỹ thuật sẽ ra sao?
Pháp luật
Tạo hình thực quản bằng dạ dày không cắt thực quản là gì? Tạo hình sẽ chỉ định thực hiện với người bệnh khi nào?
Pháp luật
Lấy dị vật thực quản đường bụng sẽ được chỉ định trong trường hợp nào? Phần lớn các trường hợp dị vật thực quản được xử trí bằng cách nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phẫu thuật Tiêu hóa
2,613 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phẫu thuật Tiêu hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phẫu thuật Tiêu hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào