Người bệnh được chỉ định phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt khi nào? Phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt do ai thực hiện?
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt khi nào? Phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt do ai thực hiện?
Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT THÁO MÁU - MỦ HỐC MẮT
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tháo máu, mủ hốc mắt nhằm loại bỏ máu mủ ra khỏi hốc mắt đặc biệt trong những trường hợp khối máu mủ này ở vị trí trong chóp cơ, chèn ép hệ mạch và thị thần kinh gây giảm thị lực, liệt đồng tử, tăng nhãn áp…
II. CHỈ ĐỊNH
Khối máu mủ có biểu hiện chèn ép thị thần kinh, hệ mạch trung tâm võng mạc, chèn ép nhãn cầu, gây tăng nhãn áp.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân người bệnh quá nặng: hôn mê, rối loạn đông máu...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt
2. Người bệnh
Người bệnh được giải thích trước phẫu thuật.
3. Phương tiện
- Bộ phẫu thuật: hốc mắt
- ống thông dẫn lưu: dây truyền, lame cao su.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định của Bộ Y tế.
Phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Phẫu thuật tháo máu, mủ hốc mắt nhằm loại bỏ máu mủ ra khỏi hốc mắt đặc biệt trong những trường hợp khối máu mủ này ở vị trí trong chóp cơ, chèn ép hệ mạch và thị thần kinh gây giảm thị lực, liệt đồng tử, tăng nhãn áp…
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt khi khối máu mủ có biểu hiện chèn ép thị thần kinh, hệ mạch trung tâm võng mạc, chèn ép nhãn cầu, gây tăng nhãn áp.
Phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt do Bác sĩ chuyên khoa Mắt thực hiện.
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt khi nào? Phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt do ai thực hiện? (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt trong trường hợp khối máu mủ sau vách hốc mắt như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT THÁO MÁU - MỦ HỐC MẮT
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây mê hoặc gây tê phối hợp với tiền mê, tốt nhất là gây mê.
3.2. Kỹ thuật thực hiện
Các đường tiếp cận hốc mắt đều có thể áp dụng tùy theo vị trí của khối máu dịch, ưu tiên chọn vùng thấp nhất và tránh tổn thương cho các cấu trúc giải phẫu.
3.2.1. Khối máu, mủ trước vách hốc mắt
Chích rạch phần thấp, phá rộng các thành của khối máu, mủ, rửa bằng huyết thanh mặn đẳng trương, đặt lame dẫn lưu, khâu cố định lame.
3.2.2. Khối máu mủ sau vách hốc mắt (septum)
Dùng các đường tiếp cận hốc mắt thông thường, đi trực tiếp vào khối máu mủ (đã xác định trên phim CT hoặc MRI), rò đường bằng kẹp phẫu tích đầu tù, nếu vào được khối máu mủ sẽ thấy máu đen hoặc mủ chảy ra, tách rộng kẹp phẫu tích để phá thành khối máu tụ hoặc khối áp xe, rửa bằng huyết thanh mặn đẳng trương, đặt dẫn lưu, khâu chân ống dẫn lưu.
...
Như vậy, các bước tiến hành phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt trong trường hợp khối máu mủ sau vách hốc mắt như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật
- Gây mê hoặc gây tê phối hợp với tiền mê, tốt nhất là gây mê.
- Kỹ thuật thực hiện phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt trong trường hợp khối máu mủ sau vách hốc mắt như sau:
+ Các đường tiếp cận hốc mắt đều có thể áp dụng tùy theo vị trí của khối máu dịch, ưu tiên chọn vùng thấp nhất và tránh tổn thương cho các cấu trúc giải phẫu.
+ Dùng các đường tiếp cận hốc mắt thông thường, đi trực tiếp vào khối máu mủ (đã xác định trên phim CT hoặc MRI), rò đường bằng kẹp phẫu tích đầu tù, nếu vào được khối máu mủ sẽ thấy máu đen hoặc mủ chảy ra, tách rộng kẹp phẫu tích để phá thành khối máu tụ hoặc khối áp xe, rửa bằng huyết thanh mặn đẳng trương, đặt dẫn lưu, khâu chân ống dẫn lưu.
Việc điều trị và theo dõi sau phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT THÁO MÁU - MỦ HỐC MẮT
...
VI. ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI SAU PHẪU THUẬT
- Theo dõi toàn thân: sốt, cảm giác đau nhức
- Theo dõi các triệu chứng cơ năng: thị lực, nhãn áp.
- Theo dõi lượng máu, mủ thoát qua dẫn lưu. Rút dẫn lưu sau 3-5 ngày
- Theo dõi máu, mủ tái phát hoặc tạo lỗ rò: bằng siêu âm, chụp phim kết hợp với lâm sàng, đặc biệt là với khối máu mủ dưới màng xương.
- Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, chống viêm và giảm phù, hạ nhãn áp nếu cần.
Theo đó, sau phẫu thuật tháo máu mủ hốc mắt cần:
- Theo dõi toàn thân: sốt, cảm giác đau nhức
- Theo dõi các triệu chứng cơ năng: thị lực, nhãn áp.
- Theo dõi lượng máu, mủ thoát qua dẫn lưu. Rút dẫn lưu sau 3-5 ngày
- Theo dõi máu, mủ tái phát hoặc tạo lỗ rò: bằng siêu âm, chụp phim kết hợp với lâm sàng, đặc biệt là với khối máu mủ dưới màng xương.
- Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, chống viêm và giảm phù, hạ nhãn áp nếu cần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?