Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể tham gia phiên tòa tái thẩm vụ án hành chính không?
- Không phải là luật sư thì có được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không?
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng không?
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể tham gia phiên tòa tái thẩm vụ án hành chính không?
Không phải là luật sư thì có được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015 về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
2. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
c) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp lý, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
...
Theo đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì có những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
- Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
- Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
- Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp lý, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
Như vậy, không phải là luật sư thì vẫn có thể được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nếu đáp ứng đủ các yêu cầu trên.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể tham gia phiên tòa tái thẩm vụ án hành chính không? (Hình từ internet)
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015 về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
...
6. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng hành chính;
b) Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;
c) Tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc trong trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét;
d) Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này;
đ) Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo trong trường hợp được đương sự ủy quyền và có trách nhiệm chuyển cho đương sự;
e) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 6, 9, 16, 19 và 20 Điều 55 của Luật này;
g) Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể tham gia phiên tòa tái thẩm vụ án hành chính không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 286 Luật Tố tụng hành chính 2015 về áp dụng các quy định của thủ tục giám đốc thẩm như sau:
Áp dụng các quy định của thủ tục giám đốc thẩm
Các quy định khác về thẩm quyền, thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định về thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Luật này.
Theo đó, các quy định khác về thẩm quyền, thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định về thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Luật này.
Mà theo quy định tại Điều 267 Luật Tố tụng hành chính 2015 về những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm như sau:
Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm
1. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Khi xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Trường hợp họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa.
Theo đó, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia phiên tòa tái thẩm. Trường hợp họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử tái thẩm vẫn tiến hành phiên tòa.
Như vậy, trong một số trường hợp thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể tham gia phiên tòa tái thẩm vụ án hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?