Người 65 tuổi có được quyền tham gia lớp học xóa mù chữ hay không? Tiêu chuẩn công nhận đạt xóa mù chữ sau khi được tham gia lớp học xóa mù chữ là gì?
Người 65 tuổi có thể tham gia lớp học xóa mù chữ hay không?
Người 65 tuổi có thể tham gia lớp học xóa mù chữ hay không?
Đối tượng được tham gia xóa mù chữ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 20/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 17. Đối tượng xóa mù chữ
Đối tượng xóa mù chữ là những người trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết chữ."
Theo đó, đối tượng tham gia xóa mù chữ phải thỏa mãn 2 điều kiện:
- Là những người trong độ tuổi từ 15 đến 60
- Là những người chưa biết chữ
Trong trường hợp bạn nêu, bà của bạn chưa biết chữ nhưng vì năm nay bà của bạn đã 65 tuổi, vượt quá độ tuổi quy định được tham gia xóa mù chữ nên theo quy định của pháp luật hiện hành, bà của bạn không phải là đối tượng được tham gia xóa mù chữ. Tuy nhiên, gia đình bạn có thể liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để trao đổi thêm về vấn đề này. Trong một số trường hợp nhất định, có thể sẽ được chấp nhận.
Người tham gia học xóa mù chữ có quyền và nghĩa vụ gì?
Hiện nay không có một văn bản pháp luật nào quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia học xóa mù chữ. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo qua quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia học tập theo quy định tại Điều 13 Luật Giáo dục 2019, vì việc tham gia học tập để xóa mù chữ của người dân cũng được xem là một hình thức học tập:
"Điều 13. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập."
Đồng thời, về quyền lợi của những học viên tham gia học xóa mù chữ như thế nào thì sẽ còn có thể tùy thuộc vào chính sách của từng địa phương. Vì theo quy định tại Điều 24 Nghị định 20/2014/NĐ-CP về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ thì:
"Điều 24. Nguồn tài chính đầu tư cho phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
Kinh phí thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo phân cấp và nguồn huy động của các tổ chức trong và ngoài nước, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng."
Cho nên những chính sách cho người theo học xóa mù chữ còn phải dựa trên dự toán ngân sách hằng năm cũng như các nguồn huy động khác.
Tiêu chuẩn công nhận đạt xóa mù chữ sau khi được tham gia lớp học xóa mù chữ là gì?
Tiêu chuẩn công nhận đạt xóa mù chữ đối với người dân sau khi thực hiện xóa mù chữ được chia làm những cấp độ như sau theo quy định tại Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Nghị định 20/2014/NĐ-CP:
(1) Tiêu chuẩn công nhận cá nhân đạt chuẩn biết chữ
- Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1: Hoàn thành giai đoạn 1 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành lớp 3 chương trình giáo dục tiểu học.
- Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 2: Hoàn thành giai đoạn 2 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
(2) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1
- Đối với xã: Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 25 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1.
- Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.
- Đối với tỉnh: Có ít nhất 90% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.
(3) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2
- Đối với xã: Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.
- Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
- Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Như vậy, người tham gia học tập để xóa mù chữ là những người chưa biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60. Pháp luật hiện hành cũng quy định cụ thể về chương trình đào tạo để xóa mù chữ và tiêu chuẩn công nhận đạt xóa mù chữ đối với người dân sau khi thực hiện xóa mù chữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?