Ngỗng đi lạc gây thiệt hại thì người chủ có phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không? Bắt và giết ngỗng của người khác đi lạc có bị phạt hay không?
Ngỗng đi lạc gây ra thiệt hại ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường?
Căn cứ theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Theo quy định trên nếu trong lúc con ngỗng đi lạc cắn người vẫn thuộc sở hữu của người hàng xóm mà không bị người khác chiếm hữu thì người chủ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Vậy nuôi đi lạc gây thiệt hại thì người chủ có phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không?
Ngỗng đi lạc cắn người thì chủ sở hữu phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thế nào?
Trong trường hợp người chủ có khả năng biết việc ngỗng là một loài vật hung dữ nhưng không canh giữ cẩn thận để cho ngỗng đi lạc và có cơ hội đi cắn người khác thì người chủ có thể phải chịu trách nhiệm về việc thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Việc bắt và giết ngỗng đi lạc của người khác có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không?
Căn cứ Điều 232 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc như sau:
Điều 232. Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc
1. Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.
2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.
Như vậy việc gia đình bạn bắt được gia cầm thất lạc thì phải thông báo công khai để người mất có thể nhận lại. Việc giết con ngỗng để làm thịt thì sẽ phải bồi thường thiệt hại do lỗi cố ý làm chết gia cầm.
Đối với trường hợp giết con ngỗng đi lạc để làm thịt thì có thể phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu của con ngỗng do tài sản bị xâm phạm theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định giết và làm thịt ngỗng của người khác đi lạc được xem là hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000đ. Đồng thời kèm theo hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Lưu ý: Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?