Ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân sử dụng trong quá trình trực tiếp đàm phán bằng tiếng Anh hay tiếng Việt?

Cho tôi hỏi thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân bao gồm những nội dung chính nào? Tôi thắc mắc ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân sử dụng trong quá trình trực tiếp đàm phán bằng tiếng Anh hay tiếng Việt? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Quỳnh Anh đến từ Bình Dương.

Thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân được hiểu như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân được định nghĩa như sau:

Thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng (sau đây gọi tắt là thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân) là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.

Đối chiếu quy định trên, thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng (sau đây gọi tắt là thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân) được hiểu là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.

Thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân

Thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân (Hình từ Internet)

Ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân sử dụng trong quá trình trực tiếp đàm phán bằng tiếng Anh hay tiếng Việt?

Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định tên gọi, ngôn ngữ, nội dung thỏa thuận quốc tế như sau:

Tên gọi, ngôn ngữ, nội dung thỏa thuận quốc tế
1. Tên gọi thỏa thuận quốc tế gồm: Thỏa thuận, thông cáo, tuyên bố, ý định thư, bản ghi nhớ, biên bản thỏa thuận, biên bản trao đổi, chương trình hợp tác, kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác, trừ tên gọi đặc thù của điều ước quốc tế là công ước, hiệp ước, định ước, hiệp định.
2. Ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế sử dụng trong quá trình trực tiếp đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế phải bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết thuộc Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có tiếng nước ngoài thì bên ký kết thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt. Văn bản tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.
...

Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế sử dụng trong quá trình trực tiếp đàm phán phải bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết thuộc Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.

Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có tiếng nước ngoài thì bên ký kết thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt.

Thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân bao gồm những nội dung chính nào?

Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định nội dung chình của thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân như sau:

Tên gọi, ngôn ngữ, nội dung thỏa thuận quốc tế
...
3. Nội dung chính của thỏa thuận quốc tế;
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Căn cứ ký kết;
d) Nội dung, phương thức hợp tác, cơ chế trao đổi thông tin, bảo mật, kinh phí, trách nhiệm của các bên, giải quyết tranh chấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Trong nội dung của thỏa thuận quốc tế phải có cam kết giữa các bên đảm bảo phù hợp với pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế có liên quan và trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên ký kết; không có giá trị ràng buộc về pháp lý đối với các cơ quan, đơn vị không phải bên ký kết; không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên nước ngoài theo pháp luật quốc tế;
đ) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn có hiệu lực;
e) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
g) Họ tên, chức danh của người đại diện Bên ký.

Như vậy, thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân bao gồm những nội dung chính nêu trên.

Quân đội nhân dân
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho người đang ở trong Quân đội nhân dân
Pháp luật
Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
Pháp luật
Nhân kỷ niệm lần thứ 20 Ngày thành lập Chủ tịch Hồ Chí Minh dành lời khen tặng Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
Pháp luật
Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào? Quân đội nhân dân được quy định thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn dự thi cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?
Pháp luật
Trận đầu đánh thắng của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ở đâu? Ngày 22 tháng 12 năm 1944 là ngày gì?
Pháp luật
Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên là ai? Truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam theo Hướng dẫn 160?
Pháp luật
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?
Pháp luật
Quân đội nhân dân Việt Nam đổi tên mấy lần? Nhà nước có Chính sách về quốc phòng như thế nào?
Pháp luật
Khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân có bao nhiêu người? Quân đội nhân dân là lực lượng như thế nào?
Pháp luật
Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 diễn ra vào thời gian nào? Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quân đội nhân dân
1,374 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quân đội nhân dân Quân đội Nhân dân Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội nhân dân Xem toàn bộ văn bản về Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào