Ngoài Vụ trưởng thì Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Tài chính còn có bao nhiêu Phó vụ trưởng theo quy định?
Ngoài Vụ trưởng thì Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Tài chính còn có bao nhiêu Phó vụ trưởng?
Theo Điều 3 Quyết định 1789/QĐ-BTC năm 2017 quy định về cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Tài chính như sau:
Cơ cấu tổ chức
Vụ Tổ chức cán bộ có Vụ trưởng và không quá (03) ba Phó vụ trưởng.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định.
Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
...
Theo quy định Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Tài chính có Vụ trưởng và không quá (03) ba Phó vụ trưởng.
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định.
- Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, ngoài Vụ trưởng thì Vụ Tổ chức cán bộ còn có không quá 03 Phó vụ trưởng.
Ngoài Vụ trưởng thì Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Tài chính còn có bao nhiêu Phó vụ trưởng theo quy định? (Hình từ Internet)
Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Tài chính làm việc theo chế độ thế nào?
Theo Điều 3 Quyết định 1789/QĐ-BTC năm 2017 quy định về cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Tài chính như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
Vụ Tổ chức cán bộ có các phòng:
1. Phòng Tổng hợp - Biên chế.
2. Phòng Quản lý các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính (gọi tắt là Phòng Tổ chức nhân sự 1).
3. Phòng Quản lý các Tổng cục và tương đương (gọi tắt là Phòng Tổ chức nhân sự 2).
4. Phòng Đào tạo.
5. Phòng Kiểm tra.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ quy định.
Vụ Tổ chức cán bộ làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Vụ trưởng phân công nhiệm vụ cho công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Biên chế của Vụ Tổ chức cán bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Theo quy định Vụ Tổ chức cán bộ làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên.
Đối với công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Vụ trưởng phân công nhiệm vụ cho công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo quy định nêu trên Vụ Tổ chức cán bộ có các phòng:
- Phòng Tổng hợp - Biên chế.
- Phòng Quản lý các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính (gọi tắt là Phòng Tổ chức nhân sự 1).
- Phòng Quản lý các Tổng cục và tương đương (gọi tắt là Phòng Tổ chức nhân sự 2).
- Phòng Đào tạo.
- Phòng Kiểm tra.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ quy định.
Trách nhiệm và quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Tài chính quy định ra sao?
Theo Điều 4 Quyết định 1789/QĐ-BTC năm 2017 quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Vụ trưởng như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của Vụ trưởng
1. Tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Vụ Tổ chức cán bộ theo quy định tại Điều 2 Quyết định này.
2. Yêu cầu các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ báo cáo đột xuất và định kỳ về lĩnh vực quản lý của Vụ theo quy định; được tiếp nhận toàn bộ các hồ sơ, tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Ký công văn, quyết định về tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương, nhân sự và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo phân công và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Ký các văn bản hướng dẫn, giải thích, trả lời hoặc quan hệ công tác thuộc lĩnh vực quản lý của Vụ.
Theo đó, trách nhiệm và quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Tài chính bao gồm:
- Tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Vụ Tổ chức cán bộ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1789/QĐ-BTC năm 2017.
- Yêu cầu các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ báo cáo đột xuất và định kỳ về lĩnh vực quản lý của Vụ theo quy định; được tiếp nhận toàn bộ các hồ sơ, tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Ký công văn, quyết định về tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương, nhân sự và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo phân công và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Ký các văn bản hướng dẫn, giải thích, trả lời hoặc quan hệ công tác thuộc lĩnh vực quản lý của Vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?