Ngoài nguồn vốn huy động và nguồn vốn tự có, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn thực hiện hoạt động của mình dựa trên nguồn vốn nào?
Ngoài vốn tự có và vốn huy động, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn có thể sử dụng loại vốn nào?
Nguồn vốn Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2021/NĐ-CP, vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ngoài khoản vốn tự có và khoản vốn huy động thì còn những khoản sau:
(1) Vốn chủ sở hữu:
a) Vốn điều lệ ngân sách nhà nước cấp và được bổ sung từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển hoặc các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Việc thay đổi mức vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Phát triển và ý kiến của Bộ Tài chính, đảm bảo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong từng thời kỳ;
b) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản do ngân sách nhà nước cấp;
c) Các quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính;
d) Chênh lệch do đánh giá lại tài sản; chênh lệch tỷ giá;
đ) Kết quả hoạt động chưa phân phối;
e) Vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức trong nước và nước ngoài;
g) Vốn khác thuộc sở hữu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
(2) Các khoản vốn khác gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất để thực hiện các hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư phát sinh trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành;
b) Vốn vay nước ngoài của Chính phủ được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại;
c) Vốn nhận ủy thác của Bộ Tài chính, chính quyền địa phương, các quỹ tài chính địa phương, các tổ chức trong nước và nước ngoài (bên ủy thác) để thực hiện theo văn bản yêu cầu của bên ủy thác;
d) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, ngoài vốn tự có và vốn huy động, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn có thể sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn khác như: từ ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất, vốn vay nước ngoài của Chính phủ, vốn nhận ủy thác của Bộ Tài chính,... cho hoạt động của mình.
Vốn và tài sản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được sử dụng vào mục đích gì?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam sử dụng vốn và tài sản vào những mục đích quy định tại Điều 8 Nghị định 46/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Ngân hàng Phát triển Việt Nam được sử dụng vốn hoạt động để:
a) Thực hiện chính sách tín dụng theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Cấp hỗ trợ sau đầu tư theo quy định của pháp luật đối với các Hợp đồng phát sinh trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành;
d) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật;
đ) Ủy thác cho các tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật;
e) Cho vay theo ủy quyền/ủy thác, cấp phát vốn theo ủy thác; bảo lãnh theo ủy quyền/ủy thác;
g) Ủy thác, nhận ủy thác cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
h) Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật;
i) Góp vốn, thành lập công ty con hoặc tham gia thành lập các công ty liên kết trong nước theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
k) Đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của Nghị định này;
l) Sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng Phát triển Việt Nam lựa chọn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để gửi tiền đảm bảo an toàn, không để mất vốn;
m) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
(2) Điều chỉnh cơ cấu vốn, tài sản:
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn, tài sản trong phạm vi hệ thống để phục vụ cho hoạt động theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
(3) Điều động vốn, tài sản:
Việc điều động vốn, tài sản giữa các đơn vị thuộc, trực thuộc Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Việc sử dụng vốn và tài sản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc quản lý vốn và tài sản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện dựa trên nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư 128/2021/T-BTC như sau:
(1) Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm theo dõi toàn bộ vốn và tài sản hiện có, thực hiện hạch toán, phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình hoạt động theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành; quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản; tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động, quản lý tài sản tại Nghị định 46/2021/NĐ-CP .
(2) Ngân hàng Phát triển Việt Nam được sử dụng vốn để thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 46/2021/NĐ-CP. Riêng đối với hoạt động mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chỉ được thực hiện với các loại giấy tờ có giá bao gồm: Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh; Trái phiếu chính quyền địa phương; Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ngoài vốn tự có và vốn huy động được, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn có thể sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản vốn khác. Mục đích và nguyên tắc quản lý đối với việc sử dụng vốn và tài sản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định cụ thể tại Nghị định 46/2021/NĐ-CP và Thông tư 128/2021/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?