Ngoài biên lai thu tiền phạt, cơ quan có thẩm quyền còn có thể căn cứ vào chứng từ nào để xác nhận số tiền bị xử phạt vi phạm hành chính?
Tiền phạt vi phạm hành chính có được nộp vào Kho bạc Nhà nước hay không?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định liên quan đến việc nộp tiền phạt vi phạm hành chính như sau:
"Điều 20. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:
a) Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
b) Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
d) Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích."
Từ những quy định trên, có thể thấy việc nộp tiền phạt vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức đều được nộp vào Kho bạc Nhà nước.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, tiền phạt vi phạm hành chính được nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam.
Thủ tục nộp tiền phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 20 Nghị đinh 118/2021/NĐ-CP, việc nộp phạt đối với cá nhân, tổ chức được thực hiện theo thủ tục sau:
"Điều 20. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
...
2. Thủ tục nộp tiền phạt:
a) Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm, thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt;
b) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước hoặc gián tiếp thông qua dịch bưu chính công ích, người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch bưu chính công ích đối với trường hợp nộp gián tiếp. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả;
d) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể trực tiếp nhận lại giấy tờ đã bị tạm giữ hoặc thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
3. Trường hợp nộp chậm tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt."
Ngoài biên lai thu tiền phạt, cơ quan có thẩm quyền còn có thể căn cứ vào chứng từ nào để xác nhận số tiền bị xử phạt vi phạm hành chính?
Ngoài biên lai thu tiền phạt, cơ quan có thẩm quyền còn có thể căn cứ vào chứng từ nào để xác nhận số tiền bị xử phạt vi phạm hành chính? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về chứng từ thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính như sau:
"Điều 21. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
1. Chứng từ thu, nộp tiền phạt, tiền chậm nộp phạt được in, phát hành, quản lý, sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc hoặc chứng từ điện tử nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật để xác nhận số tiền mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính đã nộp cho cơ quan thu tiền phạt. Chứng từ thu, nộp tiền phạt, tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt bao gồm:
a) Biên lai thu tiền phạt phải in sẵn mệnh giá được sử dụng để thu tiền phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định tại khoản 2 Điều 69 và khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức;
b) Biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá được sử dụng để thu tiền phạt đối với các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính còn lại và thu tiền chậm nộp phạt;
c) Giấy nộp tiền, chứng từ điện tử nộp ngân sách nhà nước (nếu có);
d) Giấy chứng nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích (nếu có);
đ) Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật."
Có thể thấy, ngoài biên lai thu tiền phạt, chứng từ thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính còn bao gồm:
- Giấy nộp tiền, chứng từ điện tử nộp ngân sách nhà nước (nếu có);
- Giấy chứng nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích (nếu có);
- Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
Do đó, trong trường hợp làm mất biên lai thu tiền phạt, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét căn cứ vào các chứng từ còn lại để làm cơ sở xem xét hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?