Nghiên cứu cách làm pháo nổ để dùng trong gia đình cho dịp tết thì có vi phạm pháp luật không?

Cho tôi hỏi nếu chỉ nghiên cứu cách làm pháo nổ loại nhỏ để sử dụng trong phạm vi gia đình vào dịp tết thì có vi phạm quy định pháp luật hay không? Nếu có thì có thể bị phạt từ bao nhiêu đến bao nhiêu tiền? Câu hỏi của anh V.Q từ Nghệ An.

Nghiên cứu cách làm pháo nổ để dùng trong gia đình cho dịp tết thì có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quyển lý, sử dụng pháo có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
3. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
6. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
7. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
8. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
9. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

Theo đó có thể thấy pháp luật không chỉ nghiêm cấm việc sử dụng pháo nổ hay các loại pháo hoa, thuốc pháo mà còn nghiêm cấm cả việc nghiên cứu cách làm phải nổ và chế tạo pháo.

Do đó, kể cả cá nhân chỉ đang tiến hành nghiên cứu cách làm pháo nổ mà chưa đi vào chế tạo cũng đã vi phạm quy định của pháp luật.

Nghiên cứu cách làm pháo nổ để dùng trong gia đình cho dịp tết thì có vi phạm pháp luật không?

Nghiên cứu cách làm pháo nổ để dùng trong gia đình cho dịp tết thì có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)

Hành vi nghiên cứu cách làm pháo nổ của cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Đối với hành vi nghiên cứu cách làm pháo nổ của cá nhân thì có thể đưa vào hành vi sử dụng thuốc pháo được khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
...

Trường hợp cá nhân đã bước vào giai đoạn sử dụng thuốc pháo để chế tạo pháo nổ sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đối với trường hợp chỉ mới tiến hành nghiên cứu trên các giấy tờ, tài liệu thì chưa đủ cơ sở để đưa ra mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân.

Ngoài xử phạt vi phạm hành chính thì người có hành vi nghiên cứu cách làm pháo nổ còn bị áp dụng hình thức xử lý nào khác không?

Că cứ quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng, Giấy xác nhận đăng ký vũ khí, công cụ hỗ trợ từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và các điểm b và k khoản 3 Điều này.
...

Như vậy, người mức xử phạt vi phạm hành chính vừa nêu thì cá nhân nghiên cứu cách làm pháo nổ còn phải nộp lại các dụng cụ, vật liệu, phương tiện vi phạm để làm pháo nổ cho cơ quan có thẩm quyền.

Thuốc pháo nổ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuốc pháo nổ khác gì với thuốc pháo hoa? Những nguyên tắc cần lưu ý khi nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo nổ ra sao?
Pháp luật
Đối tượng nào được phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ? Giấy phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ do ai cấp?
Pháp luật
Việc nghiên cứu cách làm pháo nổ sẽ được xem là hợp pháp trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Nghiên cứu cách làm pháo nổ để dùng trong gia đình cho dịp tết thì có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Việc cấp Giấy phép xuất khẩu thuốc pháo nổ tại Cục Cảnh sát QLHC về TTXH được thực hiện theo thủ tục thế nào?
Pháp luật
Thuốc pháo nổ là gì? Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc pháo nổ hiện nay được thực hiện thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc pháo nổ
826 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc pháo nổ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc pháo nổ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào