Nghĩa vụ của Chánh văn phòng hội cựu chiến binh đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân quy định như thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Chánh văn phòng hội cựu chiến binh cấp tỉnh là cán bộ hay công chức?
- Công chức được giải thích thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?
- Nghĩa vụ của Chánh văn phòng hội cựu chiến binh đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân quy định như thế nào?
- Quyền hạn và nghĩa vụ đối với Chánh văn phòng hội cựu chiến binh trong thi hành công vụ là gì?
Chánh văn phòng hội cựu chiến binh cấp tỉnh là cán bộ hay công chức?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội bao gồm:
"Điều 9. Công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội
1. Ở Trung ương:
a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức ở Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức chính trị - xã hội);
b) Người làm việc trong bộ phận giúp việc của Ủy ban thuộc tổ chức chính trị - xã hội.
2. Ở cấp tỉnh
Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương.
3. Ở cấp huyện
Người làm việc trong cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương.
4. Công chức quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không bao gồm người đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội."
Như vậy, căn cứ quy định trên thì Chánh văn phòng Hội cựu chiến binh ở cấp tỉnh là công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội.
Nghĩa vụ của Chánh văn phòng hội cựu chiến binh đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân quy định như thế nào theo pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Công chức được giải thích thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 giải thích công chức như sau:
"Điều 4. Cán bộ, công chức
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước."
Nghĩa vụ của Chánh văn phòng hội cựu chiến binh đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân quy định như thế nào?
Theo Điều 8 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về nghĩa vụ của công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân như sau:
"Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước."
Quyền hạn và nghĩa vụ đối với Chánh văn phòng hội cựu chiến binh trong thi hành công vụ là gì?
Căn cứ theo Điều 9, Điều 11 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về quyền hạn và nghĩa vụ đối với công chức trong thi hành công vụ như sau:
"Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
1. Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
2. Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?