Nghĩa vụ bồi hoàn chi phí đào tạo của viên chức khi không làm việc theo đúng thời gian đã cam kết được quy định như thế nào?
- Viên chức là gì?
- Viên chức được đi đào tạo sau đại học cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Viên chức phải có nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo trong những trường hợp nào?
- Mức đền bù chi phí đào tạo của viên chức khi không tiếp tục làm việc được quy định ra sao?
- Viên chức có được giảm mức chi phí đào tạo trong trường hợp không tiếp tục làm việc nữa hay không?
Viên chức là gì?
Điều 2 Luật Viên chức 2010 nêu khái niệm về Viên chức như sau:Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Viên chức được đi đào tạo sau đại học cần đáp ứng những điều kiện gì?
Khoản 2 Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đào tạo sau đại học đối với viên chức như sau:
- Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);
- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
- Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
Nghĩa vụ bồi hoàn chi phí đào tạo của viên chức khi không làm việc theo đúng thời gian đã cam kết
Viên chức phải có nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong những trường hợp sau thì viên chức phải có nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo, cụ thể::
- Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
- Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
- Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết là gấp 02 lần thời gian đào tạo.
Mức đền bù chi phí đào tạo của viên chức khi không tiếp tục làm việc được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo được xác định như sau:
"Điều 8. Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù
1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
2. Cách tính chi phí đền bù:
a) Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù;
b) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- S là chi phí đền bù;
- F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;
- T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.
Ví dụ: Anh A được cơ quan cử đi đào tạo thạc sỹ 02 năm (= 24 tháng), chi phí hết 30 triệu đồng. Theo cam kết, anh A phải phục vụ sau khi đi học về ít nhất là 48 tháng. Sau khi tốt nghiệp, anh A đã phục vụ cho cơ quan được 24 tháng. Sau đó, anh A tự ý bỏ việc. Chi phí đào tạo mà anh A phải đến bù là:
Viên chức có được giảm mức chi phí đào tạo trong trường hợp không tiếp tục làm việc nữa hay không?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì điều kiện được giảm chi phí đền bù của viên chức là mỗi năm công tác của cán bộ, công chức, viên chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù. Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đến bù.
Như vậy, trong trường hợp bà H chưa làm việc đủ 10 năm cam kết sau khi đào tạo vì vậy, bà H sẽ phải thực hiện bồi hoàn theo cam kết với đơn vị cử đi học. Tuy nhiên, vì bà H là nữ nên với 01 năm công tác thì bà H có thể được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đền bù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?