Nghỉ thai sản 6 tháng nhưng chỉ nghỉ 4 tháng rồi đi làm thì có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?
- Nghỉ thai sản 6 tháng nhưng chỉ nghỉ 4 tháng rồi đi làm thì có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?
- Người lao động được nghỉ thai sản trước khi sinh con tối đa bao nhiêu tháng?
- Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động có tăng khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng không?
Nghỉ thai sản 6 tháng nhưng chỉ nghỉ 4 tháng rồi đi làm thì có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Về vấn đề của chị, tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 có nêu:
Nghỉ thai sản
...
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Căn cứ quy định trên, lao động nữ có quyền đi làm sớm khi đã nghỉ thai sản được 4 tháng nhưng phải đáp ứng các điều kiện nêu trên thưa chị.
Lúc này, việc tham gia bảo hiểm xã hội hay không thực hiện theo điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản
...
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:
...
c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 cũng có nêu:
Quản lý đối tượng
...
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
6.3. Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
...
Theo đó, khi đi làm sớm thì người lao động vẫn hưởng đủ chế độ thai sản cho các tháng còn lại nhưng sẽ phải tham gia bảo hiểm như bình thường thưa chị.
Nghỉ thai sản đi làm sớm có đóng bảo hiểm xã hội hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động được nghỉ thai sản trước khi sinh con tối đa bao nhiêu tháng?
Người lao động được nghỉ thai sản trước khi sinh con tối đa bao nhiêu tháng, thì theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
...
Theo đó, thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ trước khi sinh con tối đa 02 tháng.
Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động có tăng khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng không?
Thì theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?