Nghị quyết Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã phải được bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành? Ủy viên Hội đồng gồm những người nào?
Ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã gồm những người nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 về Hội đồng nghĩa vụ quân sự như sau:
Hội đồng nghĩa vụ quân sự
1. Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự để giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
2. Thành phần của Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp:
a) Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh, cấp huyện gồm:
Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện;
Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện;
Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định;
b) Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã gồm:
Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự;
Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Trưởng Công an;
Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Y tế; công chức tư pháp - hộ tịch, tài chính - kế toán và một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã bao gồm:
- Người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Y tế;
- Công chức tư pháp - hộ tịch, tài chính - kế toán;
- Một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định.
Nghị quyết Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã phải được bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành? Ủy viên Hội đồng gồm những người nào? (Hình từ Internet)
Nghị quyết của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã phải được bao nhiêu thành viên biểu quyết tán thành?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 36 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định như sau:
Hội đồng nghĩa vụ quân sự
...
3. Hội đồng nghĩa vụ quân sự làm việc theo nguyên tắc tập thể; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cùng cấp về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương; nghị quyết của Hội đồng phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Theo đó, nghị quyết của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã phải được hơn 1/2 tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Lưu ý: Nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã được quy định tại Điều 39 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nghĩa vụ quân sự; tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe.
- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện danh sách công dân được gọi nhập ngũ, tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
- Tổ chức cho công dân thực hiện lệnh gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, lệnh kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, hướng dẫn cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương.
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
(2) Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp nêu trên, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự nhận xét đánh giá công chức viên chức theo Nghị định 90? Cách ghi Bản tự nhận xét đánh giá công chức viên chức?
- Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban thường vụ Đảng ủy xã? Gợi ý cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban thường vụ Đảng ủy xã?
- Quân nhân dự bị giữ chức vụ Trung đội trưởng đơn vị dự bị động viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý bao nhiêu?
- Quân nhân dự bị chỉ bao gồm sĩ quan dự bị đúng không? Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên hưởng phụ cấp trách nhiệm thế nào?
- Năm tính thuế áp dụng theo năm tài chính trong trường hợp nào theo quy định của Luật Quản lý thuế?