Nghi lễ trong lễ hội truyền thống Giỗ tổ Hùng Vương phải đảm bảo những nguyên tắc nào theo quy định?
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương có phải là lễ hội truyền thống hay không?
Lễ Giỗ tổ Hùng Vương hay còn được biết đến là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ.
Có thể thấy rằng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ lâu đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt - nơi mà mỗi người dân Việt Nam dù ở quê hương hay cách xa Tổ quốc muôn trùng vẫn một lòng đoàn kết hướng về với tấm lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên.
Vậy lễ Giỗ Tổ Hùng Vương có phải là lễ hội truyền thống hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 110/2018/NĐ-CP định nghĩa về lễ hội truyền thống như sau:
1. Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
Thêm vào đó, Ngày Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm tại di tích Đền Hùng, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ngoài ra, theo quy định tại Mục 1 Hướng dẫn 796/HD-BVHTTDL năm 2009 thì mục đích của nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 âm lịch) là:
Thông qua nghi lễ tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức giỗ tổ Hùng Vương nhằm khẳng định ý nghĩa to lớn của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm tôn vinh văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước.
Hơn thế nữa, Ngày Quốc lễ cũng là dịp để nhân dân ta tỏ lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; giáo dục đạo lý "uống nước nhớ nguồn", củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đối chiếu với các quy định pháp luật trên thì có thể khẳng định Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Nghi lễ trong lễ hội truyền thống Giỗ tổ Hùng Vương phải đảm bảo những nguyên tắc nào theo quy định?
Dựa theo quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức lễ hội:
Theo đó, nghi lễ trong lễ hội truyền thống Giỗ tổ Hùng Vương phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
(i) Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống;
(ii) Không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
Mặt khác, theo quy định tại Mục 1 Hướng dẫn 796/HD-BVHTTDL năm 2009 thì:
Giỗ Tổ Hùng Vương phải được tổ chức trọng thể, an toàn, tiết kiệm, nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng long trọng, tạo không khí tưởng niệm thiêng liêng, hướng về cội nguồn.
Các hoạt động văn hóa trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương lành mạnh, phong phú, hấp dẫn, quy tụ được những sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống đặc sắc của các vùng văn hóa tiêu biểu, kết hợp được những nội dung truyền thống với văn hóa văn minh hiện đại, đáp ứng yêu cầu giáo dục và yêu cầu thẩm mỹ của thời đại mới.
Lưu ý: khi tổ chức lễ hội phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ngoài ra, ngày 6/12/2012, Ủy ban Liên Chính phủ thuộc UNESCO đã công bố danh sách 17 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của nhân loại, trong đó có “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” của Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là: di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó.
Nghi lễ trong lễ hội truyền thống Giỗ tổ Hùng Vương phải đảm bảo những nguyên tắc nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Người tham gia lễ hội truyền thống Giỗ tổ Hùng Vương có những quyền nào theo quy định?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì những người tham gia lễ hội truyền thống Giỗ tổ Hùng Vương có những quyền như sau:
(i) Được quyền thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng, trong đó có "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương";
(ii) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
(iii) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần bằng cách tham gia một số những nghi lễ sau:
- Lễ rước kiệu vua;
- Lễ dâng hương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?