Nghệ sĩ sáng tác nhạc cho tác phẩm điện ảnh có được nêu tên trên tác phẩm điện ảnh khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng không?

Nghệ sĩ sáng tác nhạc cho tác phẩm điện ảnh có được nêu tên trên tác phẩm điện ảnh khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng không? Tác phẩm không có âm thanh có được xem là tác phẩm điện ảnh không?

Nghệ sĩ sáng tác nhạc cho tác phẩm điện ảnh có được nêu tên trên tác phẩm điện ảnh khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng không?

Theo căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
1. Những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ có quyền đứng tên trên tác phẩm điện ảnh, được nêu tên khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng. Trường hợp bắt buộc do cách thức sử dụng tác phẩm điện ảnh thì có thể không nêu tên toàn bộ diễn viên điện ảnh và người thực hiện các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ.
...

Dẫn chiếu đến quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:

Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu
1. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh được quy định như sau:
a) Biên kịch, đạo diễn được hưởng quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này;
b) Quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, kỹ xảo, diễn viên điện ảnh và những người thực hiện các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này;
...

Như vậy, nghệ sĩ sáng tác nhạc cho tác phẩm điện ảnh được nêu tên trên tác phẩm điện ảnh khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng.

Nghệ sĩ sáng tác nhạc cho tác phẩm điện ảnh có được nêu tên trên tác phẩm điện ảnh khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng không?

Nghệ sĩ sáng tác nhạc cho tác phẩm điện ảnh có được nêu tên trên tác phẩm điện ảnh khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng không?

Tác phẩm không có âm thanh có được xem là tác phẩm điện ảnh không?

Theo khoản 6 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
...
6. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.
Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.
...

Theo quy định trên, tác phẩm điện ảnh là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

Như vậy, những tác phẩm được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra và không có âm thanh cũng được xem là tác phẩm điện ảnh.

Tác phẩm điện ảnh có thời hạn bảo hộ quyền tác giả bao lâu?

Theo điểm a khoản 1 Theo Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định như sau:

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
...
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Như vậy, thời gian bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh được quy định như sau:

Đối với quyền nhân thân (không bao gồm quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm) thì được bảo hộ vô thời hạn.

Đối với quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thì thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Đối với tác phẩm điện ảnh chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.

Thời gian bảo hộ nêu trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Tác phẩm điện ảnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tác phẩm điện ảnh bao gồm những gì?
Pháp luật
Nghệ sĩ sáng tác nhạc cho tác phẩm điện ảnh có được nêu tên trên tác phẩm điện ảnh khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng không?
Pháp luật
Phim có phải tác phẩm điện ảnh không? Tổ chức đầu tư tài chính để sản xuất tác phẩm điện ảnh có được quyền đặt tên cho tác phẩm điện ảnh đó không?
Pháp luật
Diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh dành cho trẻ em được quy định như thế nào?
Pháp luật
Diễn viên sử dụng thuốc lá ca ngợi tổ chức thành công từ sản xuất kinh doanh thuốc lá thì có được không?
Pháp luật
Quyền nhân thân đối với tác phẩm điện ảnh bao gồm những quyền nào? Có được bảo hộ vô thời hạn không?
Pháp luật
Diễn viên có được sử dụng thuốc lá để khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật trong tác phẩm điện ảnh không?
Pháp luật
Đối tượng nào được phép nhập khẩu tác phẩm điện ảnh vào Việt Nam? Thẩm quyền phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu?
Khi sử dụng tác phẩm điện ảnh đã công bố có phải xin phép và trả tiền bản quyền, xuất xứ của tác phẩm hay không?
Khi sử dụng tác phẩm điện ảnh đã công bố có phải xin phép và trả tiền bản quyền, xuất xứ của tác phẩm hay không?
Pháp luật
Nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh là phim truyện được trả cho những người sáng tạo ra phim truyện như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh theo quy định mới nhất như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tác phẩm điện ảnh
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
361 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tác phẩm điện ảnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tác phẩm điện ảnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào