Ngày truyền thống Thi hành án dân sự là ngày bao nhiêu hàng năm? Việc tổ chức kỷ niệm như thế nào?
Ngày truyền thống Thi hành án dân sự là ngày bao nhiêu hàng năm?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có giải thích về ngày truyền thống như sau:
2. Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
Theo Điều 1 Quyết định 397/QĐ-TTg năm 2013 về "Ngày truyền thống Thi hành án dân sự" quy định như sau:
Điều 1. Lấy ngày 19 tháng 7 hàng năm là "Ngày truyền thống Thi hành án dân sự".
Theo quy định thì lấy ngày 19 tháng 7 hàng năm là Ngày truyền thống Thi hành án dân sự.
Việc tổ chức Ngày truyền thống Thi hành án dân sự hàng năm phải đảm bảo những nội dung, yêu cầu nào?
Theo Điều 2 Quyết định 397/QĐ-TTg năm 2013 về "Ngày truyền thống Thi hành án dân sự" quy định như sau:
Việc tổ chức Ngày truyền thống Thi hành án dân sự hàng năm phải đảm bảo những nội dung, yêu cầu sau:
1. Thiết thực, tiết kiệm, tránh lãng phí, hình thức.
2. Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức và người làm công tác thi hành án dân sự.
3. Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thi hành án dân sự, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, việc tổ chức Ngày truyền thống Thi hành án dân sự hàng năm phải đảm bảo những nội dung, yêu cầu sau đây:
- Thiết thực, tiết kiệm, tránh lãng phí, hình thức.
- Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức và người làm công tác thi hành án dân sự.
- Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thi hành án dân sự, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Ngày truyền thống Thi hành án dân sự là ngày bao nhiêu hàng năm? Việc tổ chức kỷ niệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự như thế nào?
Theo Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Căn cứ trên quy định tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự như sau:
(1) Năm tròn
- Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
- Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
+ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
- Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
(2) Năm khác:
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
Lưu ý: Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?