Ngày truyền thống của Công an nhân dân là ngày nào? Tầm quan trọng của lực lượng Công an nhân dân?
Ngày truyền thống của Công an nhân dân là ngày nào? Tầm quan trọng của lực lượng Công an nhân dân?
Ngày truyền thống của Công an nhân dân được quy định tại Điều 6 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Ngày truyền thống của Công an nhân dân
Ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Vị trí của Công an nhân dân được quy định tại Điều 3 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Vị trí của Công an nhân dân
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó, ngày 19/8 hằng năm là ngày truyền thống Công an nhân dân.
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Ngày truyền thống của Công an nhân dân là ngày nào? Tầm quan trọng của lực lượng Công an nhân dân? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được quy định tại Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1. Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ.
2. Thủ tục tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được áp dụng như tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Theo đó, nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được quy định như sau:
- Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
+ Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
+ Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ.
- Thủ tục tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được áp dụng như tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
Lưu ý:
Hồ sơ tuyển chọn công an nhân dân được quy định tại Điều 6 Nghị định 70/2019/NĐ-CP như sau:
Công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân nộp cho Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân có hộ khẩu thường trú các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập.
- Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Tải về Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Ngày truyền thống của Công an nhân dân 19/8 có được nghỉ làm, hưởng nguyên lương không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Căn cứ theo quy định trên thì người lao động chỉ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong các ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, ngày truyền thống của Công an nhân dân 19/8 người lao động không được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Lưu ý: Nếu có nhu cầu, người lao động vẫn có thể dùng phép năm xin nghỉ vào ngày truyền thống của Công an nhân dân 19/8 hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?