Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS là ngày 01 tháng 12 đúng không? AIDS là viết tắt của cụm từ nào?
Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS là ngày 01 tháng 12 đúng không? AIDS là viết tắt của cụm từ nào?
Ngày 1-12-1988, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố chọn ngày 1-12 hằng năm là Ngày kỷ niệm phòng, chống HIV/AIDS trên toàn thế giới, nhằm đẩy mạnh sự phối hợp của toàn thể nhân loại trong việc phòng, chống dịch bệnh này, UNAIDS (Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS) đã phát động thành chiến dịch toàn cầu lần đầu tiên từ 1-12-1997.
Từ đó đến nay, hàng năm, UNAIDS đều phát động chiến dịch phòng chống HIV/AIDS trên toàn cầu bằng cách lựa chọn các chủ đề đặc biệt có liên quan đến tình hình dịch tễ và việc phòng, chống HIV/AIDS nhằm liên kết chặt chẽ sự phối hợp các thành viên Liên hợp quốc, các cấp chính quyền và tất cả các thành phần trong xã hội để cùng nỗ lực phòng, chống dịch bệnh của thế kỷ.
Các chủ đề có thể thay đổi hàng năm và được sử dụng xuyên suốt quanh năm để thúc đẩy toàn thế giới cùng tham gia phòng, chống đại dịch HIV/AIDS.
Do đó, hàng năm ngày 01 tháng 12 được chọn là Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS.
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong (theo khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006).
Ngày thế giới phòng chóng bệnh AIDS (Hình từ Internet)
Người nhiễm HIV có quyền gì khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối?
Người nhiễm HIV có quyền gì khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối, thì theo điểm đ khoản 1 Điều 4 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
b) Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;
c) Học văn hoá, học nghề, làm việc;
d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
b) Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình;
c) Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, người nhiễm HIV có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối.
Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh AIDS hiện nay được quy định như thế nào?
Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh AIDS hiện nay được quy định tại Điều 8 Thông tư 52/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2018/TT-BYT như sau:
Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chẩn đoán xác định người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS thì làm Bệnh án điều trị ngoại trú cho người bệnh. Người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh viết cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này. Mỗi lần kê đơn thuốc tối đa 30 (ba mươi) ngày, phải ghi đồng thời 03 đơn cho 03 đợt điều trị liên tiếp, mỗi đơn không vượt quá 10 (mười) ngày (ghi rõ ngày bắt đầu và kết thúc của đợt điều trị).
2. Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS giai đoạn cuối nằm tại nhà không thể đến khám tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Người bệnh phải có Giấy xác nhận của Trạm trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi người bệnh cư trú xác định người bệnh cần tiếp tục điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này (xác nhận có giá trị cho một lần kê đơn thuốc), kèm theo tóm tắt bệnh án. Tóm tắt bệnh án thực hiện theo mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 6 Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cuối cùng Điều trị kê đơn thuốc cho người bệnh thì không cần có tóm tắt bệnh án.
Việc kê đơn thuốc gây nghiện phải do bác sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh Điều trị nội trú thực hiện, số lượng thuốc mỗi lần kê đơn tối đa là 10 (mười) ngày sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?