Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay giáo viên có được nghỉ không và có được tổ chức kỷ niệm không?
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay có được tổ chức kỷ niệm không?
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay có được tổ chức không thì theo Điều 1 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 quy định ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày này mang tính chất là một ngày truyền thống, kỷ niệm của ngành giáo dục.
Về việc tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP cụ thể:
Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
2. Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
4. Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Theo đó, chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống vào năm tròn.
Trong đó, theo Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP, năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0” tính theo số năm kỷ niệm, ví dụ kỷ niệm 10 năm, kỷ niệm 20 năm…
Do đó, việc tổ chức lễ kỹ niệm Ngày Nhà Giáo Việt Nam cũng sẽ được tổ chức vào những dịp kỷ niệm 10 năm, 20 năm, 30 năm,...
Tính từ ngày công nhận là ngày 20/11/1982 là Ngày Nhà giáo Việt Nam từ năm 1982 đến nay thì ngày 20/11/2023 sẽ là tròn 41 năm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Do đó, Ngày nhà giáo Việt Nam năm 2023 sẽ không tổ chức lễ kỷ niệm lớn tại cơ quan Bộ, ngành, cấp tỉnh, mà thay vào đó sẽ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác nhân kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống Nhà giáo Việt Nam.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 giáo viên có được nghỉ không?
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 giáo viên có được nghỉ không thì căn cứ vào Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Bên cạnh đó, theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết của người lao động, theo đó người lao động được nghỉ các dịp lễ sau đây:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định của Bộ luật Lao động Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không nằm trong danh sách các ngày nghĩ lễ.
Do đó, giáo viên sẽ không được nghỉ vào Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vào năm tròn?
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
...
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 gồm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?
- Mẫu Sổ cái trong kế toán thuế xuất nhập khẩu? Tải mẫu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu năm?
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?