Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 được tổ chức trong phạm vi nào? Lưu ý khi tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam?
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 được tổ chức trong phạm vi nào? Lưu ý khi tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam?
Theo Điều 1 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 quy định từ năm 1982, ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 26-TT-1982 quy định như sau:
Sau khi thoả thuận với Công đoàn giáo dục, Bộ hướng dẫn thực hiện ngày Nhà giáo Việt Nam như sau:
1. Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức thống nhất trong cả nước vào ngày 20 tháng 11 hàng năm trong tất cả các trường học ở các cấp, thuộc các ngành học mẫu giáo, bổ túc văn hoá, phổ thông và sư phạm.
2. a) Hàng năm, từ tháng 10, các cấp quản lý giáo dục Công đoàn giáo dục cần chủ động báo cáo với các cấp chính quyền, đoàn thể để có cuộc họp nhằm xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên; kiểm điểm việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm.
...
Như vậy, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 được tổ chức thống nhất trong cả nước vào ngày 20 tháng 11 hàng năm trong tất cả các trường học ở các cấp, thuộc các ngành học mẫu giáo, bổ túc văn hoá, phổ thông và sư phạm.
Lưu ý khi tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 167-HĐBT năm 1982:
...
Điều 3. Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc họp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
...
Như vậy, việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Một số lưu ý khác khi tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11:
(1) Lựa chọn thời gian và địa điểm hợp lý
Đây là yếu tố quyết định sự thành công của buổi lễ. Nên chọn địa điểm tổ chức phù hợp về không gian, thời gian và vị trí thuận tiện để khách mời có thể dễ dàng di chuyển.
- Thời gian: chương trình không nên kéo dài quá lâu (thường khoảng 1-2 giờ). Lựa chọn khung giờ sao cho phù hợp với lịch làm việc, giảng dạy của thầy cô, thường là vào cuối tuần hoặc buổi chiều sau giờ dạy.
- Địa điểm: đảm bảo nơi tổ chức rộng rãi, thoáng mát, có đủ chỗ ngồi thoải mái cho thầy cô và khách mời.
(2) Chuẩn bị kịch bản chương trình chi tiết
Kịch bản chương trình cần được thiết kế chặt chế, phân chia thời gian hợp lý, đảm bảo các nội dung diễn ra liền mạch, và không để lại khoảng trống dài giữa các tiết mục.
(3) Lựa chọn, chuẩn bị kỹ quà tặng
Quà tặng thầy cô sau buổi lễ không chỉ là biểu tượng của lòng biết ơn mà còn là kỷ vật tinh thần thể hiện sự trân trọng.
Có thể tham khảo một số món quà có giá trị tinh thần cao và để lại dấu ấn lâu dài như sách, bút khắc chữ, kỷ niệm chương hoặc những bức thư tri ân...
(3) Kiểm soát thời gian chặt chẽ
Một trong những yếu tố giúp sự kiện diễn ra suôn sẻ là kiểm soát tốt thời gian, làm sao để chương trình không bị kéo dài quá mức dự định. Bởi vậy, MC dẫn chương trình có vai trò rất quan trọng để linh hoạt dẫn dắt, điều chỉnh chương trình khi cần thiết.
(4) Đảm bảo thiết bị kỹ thuật hoạt động ổn định
Sự cố kỹ thuật là một trong những điều bạn cần chú ý nhất để sự kiện không bị gián đoạn. Trước khi sự kiện bắt đầu, nên kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống âm thanh, ánh sáng, các thiết bị khác như micro, màn hình chiếu. Nếu có thể, hãy dành thời gian chạy thử toàn bộ chương trình ít nhất 1-2 ngày trước sự kiện.
Lưu ý: Một số lưu ý khác khi tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 được tổ chức trong phạm vi nào? Lưu ý khi tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam? (hình từ internet)
Cha mẹ học sinh có trách nhiệm tặng quà cho thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam không?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT có quy định:
Trách nhiệm và quyền của cha mẹ học sinh
1. Trách nhiệm của cha mẹ học sinh:
a) Phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra.
b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn của lớp để chăm sóc, quản lý, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định của Điều lệ và nội quy nhà trường.
c) Chịu trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con em mình theo quy định của pháp luật và thực hiện các khuyến nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh.
2. Quyền của cha mẹ học sinh
a) Cha mẹ học sinh có các quyền quy định tại Điều 95 của Luật Giáo dục, có quyền kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho con em mình học tập, rèn luyện;
b) Ứng cử, đề cử vào Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp;
c) Từ chối ủng hộ khi được Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề xuất các khoản ủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện.
d) Thực hiện hoặc không thực hiện những nội dung chưa được thống nhất ý kiến trong cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh hoặc cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Đối chiếu theo quy định trên thì cha mẹ học sinh không có trách nhiệm tặng quà cho thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
Giáo viên chủ nhiệm trung học cơ sở có các quyền nào?
Căn cứ theo Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì giáo viên chủ nhiệm trung học cơ sở có các quyền sau đây:
- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.
- Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
- Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.
- Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.
- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
- Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.
- Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang mục đích khác cần đáp ứng tiêu chí, điều kiện gì?
- Tải mẫu Phiếu báo đảng viên từ trần mới nhất? Cấp ủy cơ sở phải chuyển giao hồ sơ đảng viên từ trần lên cấp ủy cấp trên trong thời hạn bao lâu?
- Thời gian xếp loại định kỳ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân theo Nghị Định 118 là khi nào?
- Kinh phí tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh THCS, THPT được quy định thế nào?
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có phải theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng đối với từng khoản cấp tín dụng không?