Ngày Môi trường thế giới là ngày 5 tháng 6 đúng không? Ngày Môi trường thế giới có được hưởng ứng tại Việt Nam không?
- Ngày 5 tháng 6 là Ngày Môi trường thế giới đúng không? Ngày Môi trường thế giới có được hưởng ứng tại Việt Nam không?
- Kết quả thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới có phải được báo cáo lại không?
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm những hành vi nào?
Ngày 5 tháng 6 là Ngày Môi trường thế giới đúng không? Ngày Môi trường thế giới có được hưởng ứng tại Việt Nam không?
Căn cứ theo Công văn 3556/BTNMT-TTTT năm 2023, thì ngày 5 tháng 6 hằng năm được chọn là Ngày Môi trường thế giới do Chương Trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động.
Theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP và Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì Ngày Môi trường thế giới không thuộc các ngày lễ được quy định tại Việt Nam mà là một ngày kỷ niệm của thế giới.
Tuy nhiên, Việt Nam là một trong các quốc gia tích cực hưởng ứng các chiến dịch trong Ngày Môi trường thế giới do Chương Trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động.
Ngày 5 tháng 6 là Ngày Môi trường thế giới đúng không? Ngày Môi trường thế giới có được hưởng ứng tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Kết quả thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới có phải được báo cáo lại không?
Căn cứ theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Công văn 3556/BTNMT-TTTT năm 2023 thì các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, đơn vị nhà nước khác phải báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động tại Tháng hành động vì môi trường nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới.
Báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới phải được gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong báo cáo phải nêu được các nội dung như:
(1) Công tác chỉ đạo thực hiện.
(2) Danh mục các hoạt động tổ chức Tháng hành động vì môi trường (chú ý mô tả chi tiết, đánh giá kết quả đạt được và việc duy trì trong tương lai).
(3) Chi tiết hoạt động:
- Mô tả hoạt động
- Nơi diễn ra
- Mục đích
- Các vấn đề tập trung giải quyết
- Tác động với cộng đồng
(4) Kết quả các hoạt động:
- Số các hoạt động diễn ra trên địa bàn:
- Số người tham gia:
- Tổng lượng rác thu gom, xử lý (tính theo m3 hoặc tấn):
- Tổng chiều dài, diện tích các khu vực công cộng, đường giao thông, bãi biển làm vệ sinh môi trường (km hoặc ha).
- Tổng số cây xanh được trồng mới và chăm sóc (tổng số cây hoặc ha...)
- Số công trình bảo vệ môi trường được khởi công, khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng.
- Tổ chức các buổi mít tinh, cổ động, tập huấn, hội thảo, cuộc thi:
- Tổng số băng rôn, phướn, tờ rơi, poster được phát hành (chiếc):
- Các hoạt động truyền thông, truyền hình: bài viết, phóng sự, tuyên truyền...
- Các hình thức khác...
(5) Những đề xuất, kiến nghị...
(6) Hình ảnh kèm theo.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm những hành vi nào?
Theo Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm những hành vi sau:
- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
- Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?